Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 14/10/2022 15:00 (GMT+7)

Bộ Y tế tiếp tục nêu tên hàng chục tỉnh, thành tiêm vaccine Covid-19 thấp, chậm

Theo Bộ Y tế sau 6 tháng triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, đến nay vẫn có nhiều tỉnh, thành tiêm chậm, thấp.

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 13/10, cả nước đã tiêm tổng số 260.375.471 liều vaccine Covid-19. Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên, đến nay tiêm mũi 3 đạt tổng số có 50.874.708 mũi tiêm (78,2%).

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Trong đó, 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Bình Định (58,3%); Phú Yên (60,7%); Đồng Nai (53,5%); Đồng Tháp (59,2%); Bình Phước (60,7%). 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%); Sóc Trăng (97,7%).

Về tiêm mũi 4: Tổng số có 15.503.849 mũi tiêm. 

Đối với nhóm từ 12-17 tuổi, tiêm mũi 3 đến nay đạt 5.074.620 trẻ (59,2%), trong đó 5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (37,9%); Quảng Ngãi (38,4%); Phú Yên (22,5%); TP. Hồ Chí Minh (35,3%); Bà Rịa- Vũng Tàu (24,1%). 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (97,3%); Lâm Đồng (91,1%); Sóc Trăng (99,3%).

Đối với nhóm từ 5 đến dưới 12 tuổi, đến nay sau 6 tháng triển khai tiêm trên toàn quốc, tổng số mũi tiêm: 16.759.244, trong đó mũi 1: 9.871.765 trẻ (89%). Có 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Trị (77,5%); Đà Nẵng (67,5%); TP. Hồ Chí Minh (62,4%); Bà Rịa - Vũng Tàu (71%); Đồng Nai (78%). 3 tỉnh có tỷ lệ cao: Ninh Bình (99,8%); Bắc Giang (99,9%); Quảng Ninh (99,3%).

Về mũi 2: 6.887.479 trẻ (62,1%). Có 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (31,9%); Quảng Nam (33,4%); TP. Hồ Chí Minh (34,9%); Bà Rịa - Vũng Tàu (41,1%), Đồng Nai (43,1%). 3 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,5%); Sóc Trăng (98,4%); Cà Mau (93,8%).

Trong nước, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp. 

Tốc độ gia tăng số mắc hàng ngày của Covid-19 phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như bản chất của biến thể về khả năng lây nhiễm (virus SARS-CoV-2 thường xuyên biến đổi, không ổn định); khả năng bảo vệ miễn dịch; khả năng đáp ứng và các biện pháp phòng, chống dịch, do đó khó dự báo được mức độ tăng cụ thể trong thời gian tới. 

Hệ thống đáp ứng phòng, chống dịch từ trung ương đến địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là tiêm vaccine phòng Covid-19 và truyền thông nâng cao ý thức người dân và cộng đồng.

Cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai hàng ngày: Cẩm nang cho người mới bắt đầu (Phần 1)
Viên uống tránh thai hàng ngày là một phương pháp tránh thai hiệu quả và phổ biến được sử dụng bởi phụ nữ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều người mới bắt đầu sử dụng viên uống tránh thai có thể cảm thấy bối rối và lo lắng về cách sử dụng, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Nam giới có nên uống nước sắn dây?
Nước sắn dây là thức uống giải nhiệt hiệu quả, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ gan, và tăng cường sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, nam giới nên sử dụng để cải thiện sức khỏe.

Tin mới