Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 24/08/2021 10:04 (GMT+7)

Các phản ứng phụ thường gặp và hiếm gặp sau khi tiêm vaccine Covid-19

Các loại vaccine Covid-19 đều có thể gây ra các phản ứng phụ, thường nhẹ và kéo dài trong vài ngày. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp xảy ra phản ứng dị ứng và phản vệ nhưng tỷ lệ cực kỳ thấp.

Vaccine cho phép cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch bằng cách kích hoạt các tế bào lympho T và B nhận biết loại virus được nhắm mục tiêu và sản xuất kháng thể để chống lại nó.

Vaccine không thể gây ra Covid-19. Không có vaccine nào chứa một dạng virus hoàn chỉnh gây ra bệnh này.

Trong khi cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch, thì việc một người gặp các tác dụng phụ sau khi tiêm là điều bình thường.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tác dụng phụ thường gặp của vaccine Covid-19 bao gồm: sốt, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi, ớn lạnh, buồn nôn.

Một người cũng có thể gặp các tác dụng phụ xung quanh vị trí tiêm, thường là cánh tay trên. Chúng có thể là sưng, đau, đỏ, phát ban ngứa và các dạng kích ứng nhẹ khác.

Các cơ quan y tế công nhận mỗi loại trong số 7 loại vaccine Covid-19 được WHO cấp phép đều có thể gây ra các phản ứng phụ. Chúng thường nhẹ và chỉ kéo dài trong vài ngày.

Các phản ứng phụ thường gặp và hiếm gặp sau khi tiêm vaccine Covid-19

Phản ứng hiếm gặp: dị ứng và sốc phản vệ

Hiếm khi, một người bị phản ứng dị ứng với một hoặc nhiều thành phần trong vaccine. Họ có thể bị phát ban hoặc một loại phát ban da khác, sưng tấy và các triệu chứng về đường hô hấp.

Một tỷ lệ rất nhỏ những người tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca và Johnson & Johnson cho biết đã xuất hiện cục máu đông bất thường, theo AP.

Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ, bao gồm huyết áp thấp, buồn nôn và khó thở.

Sốc phản vệ là một tác dụng phụ cực kỳ hiếm khi tiêm chủng. Theo CDC, khoảng 2-5/một triệu người bị sốc phản vệ khi tiêm.

Phản ứng dị ứng với vaccine sử dụng công nghệ mRNA được đặc biệt quan tâm, vì chúng chứa một chất hóa học, được gọi là polyethylene glycol (PEG), chưa từng được sử dụng trong vaccine đã được phê duyệt trước đây. PEG có trong nhiều loại thuốc đôi khi gây ra phản vệ. Trong các loại vaccine này, PEG bao phủ phân tử mRNA và hỗ trợ sự xâm nhập vào tế bào.

Cũng có những lo ngại tương tự về vaccine JanssenTrusted Source, chứa polysorbate 80, một chất hóa học có cấu trúc liên quan đến PEG.

Một nghiên cứu về phản ứng dị ứng với vaccine mRNA COVID-19 ghi nhận hầu hết những người bị sốc phản vệ sau đó đều có tiền sử dị ứng và phản ứng đặc biệt nghiêm trọng này.

Dữ liệu cho thấy nguy cơ sốc phản vệ do tiêm vaccine dùng công nghệ mRNA phòng Covid-19 là rất thấp. Các chuyên gia khuyến cáo cần tiến hành sàng lọc trước các phản ứng dị ứng cụ thể cho mỗi người trước khi tiêm. Những loại vaccine này an toàn đối với những người bị dị ứng thông thường, chẳng hạn như với thức ăn, vật nuôi, các yếu tố môi trường, cao su và thuốc uống.

Tất cả những điều trên lý giải vì sao sao mọi người đều được yêu cầu ở lại khoảng 15 - 30 phút sau khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào.

CDC cũng khuyến cáo bất kỳ ai đã có phản ứng dị ứng với một liều vaccine không được tiêm liều thứ hai của cùng loại.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ bệnh bạch hầu
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.
Nghệ An thông tin về trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An (CDC Nghệ An) thông tin, trường hợp bệnh nhân trú tại xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn tử vong do bệnh Bạch hầu, xác định có 199 người tiếp xúc, điều tra dịch tễ đây là ổ bạch hầu ngày thứ 10 và 1 người đã tử vong.

Tin mới

Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.