Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 18/08/2023 15:54 (GMT+7)

Các trường hợp được phép chỉnh sửa dữ liệu cá nhân

Ngày 17/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023) quy định về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trong đó, có quy định về chỉnh sửa dữ liệu cá nhân.

Các trường hợp được phép chỉnh sửa dữ liệu cá nhân
Ảnh minh họa.

Cụ thể, theo Điều 15, Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định về chỉnh sửa dữ liệu cá nhân như sau:

Về chủ thể dữ liệu thì được truy cập để xem, chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình sau khi đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thu thập theo sự đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác;

Trường hợp không thể chỉnh sửa trực tiếp vì lý do kỹ thuật hoặc vì lý do khác, chủ thể dữ liệu yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình.

Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu sau khi được chủ thể dữ liệu cá nhân đồng ý ngay khi có thể hoặc theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp không thể thực hiện thì thông báo tới chủ thể dữ liệu sau 72 giờ kể khi nhận được yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu.

Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba được chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu sau khi được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân đồng ý bằng văn bản và biết rõ rằng đã có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.

Ngoài ra, cũng theo Điều 2, Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

Trong đó, thông tin giúp xác định một con người cụ thể là thông tin hình thành từ hoạt động của cá nhân mà khi kết hợp với các dữ liệu, thông tin lưu trữ khác có thể xác định một con người cụ thể.

Dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm:

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có);

- Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích;

- Giới tính;

- Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ;

- Quốc tịch;

- Hình ảnh của cá nhân;

- Số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số định danh cá nhân, số hộ chiếu, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế;

- Tình trạng hôn nhân;

- Thông tin về mối quan hệ gia đình (cha mẹ, con cái);

- Thông tin về tài khoản số của cá nhân; dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng;

- Các thông tin khác gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể không thuộc quy định tại khoản 4, Điều 2, Nghị định số 13/2023/NĐ-CP này.

Cụ thể, khoản 4, Điều 2, Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:

- Quan điểm ​​chính trị, quan điểm tôn giáo;

- Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;

- Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;

- Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;

- Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;

- Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;

- Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;

- Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

- Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;

- Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.

Nghị định số 13/2023/NĐ-CP này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023.

Cùng chuyên mục

Gia hạn sử dụng đất đối với các trường hợp đã hết thời hạn sử dụng đất trước ngày 01/8/2024
Luật Đất đai năm 2024 và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có quy định xử lý đối với các trường hợp tổ chức sử dụng đất đã hết thời hạn sử dụng đất trước ngày 01/8/2024. Vậy, pháp luật quy định như thế nào đối với các trường hợp tổ chức sử dụng đất đã hết hạn sử dụng đất mà Nhà nước chưa thu hồi đất?
Quyên góp từ thiện theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định hiện hành, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.
Sai sót trong kỳ thi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Theo Luật sư, đối với những sai phạm trong kỳ thi vào lớp 10 tại tỉnh Thái Bình, nếu là lỗi cố ý thì cần truy cứu trách nhiệm hình sự với người vi phạm, nếu chỉ là lỗi vô ý thì tiến hành xử lý kỷ luật để kịp thời khắc phục, sửa chữa, tránh những sai phạm tương tự có thể xảy ra.

Tin mới

Hà Nội đưa tình trạng ngập úng khi mưa lớn vào tiêu chí xác định giá đất
Một trong những nội dung đáng chú ý tại Quyết định số 55/2024/QĐ-UBND về xác định giá đất cụ thể trên địa bàn thành phố có điều kiện về cấp thoát nước, cấp điện. Điều kiện này dựa trên tiêu chí về khu vực cấp nước, cấp điện ổn định hay không ổn định và tình trạng ngập úng khi lượng mưa lớn.
Bắt tạm giam Lê Thị Lại
Ngày 19/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã bắt tạm giam bà Lê Thị Lại (60 tuổi, ngụ xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Từ 2025 các kỳ tuyển sinh riêng sẽ thay đổi thế nào?
Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Kỳ thi sẽ gồm 04 môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn). Đây là lần đầu tiên môn Tin học, Công nghệ (Công nghiệp, Nông nghiệp) trở thành môn thi tốt nghiệp.