Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 14/01/2025 07:42 (GMT+7)

Cần biết những điều sau đây để tránh 'sập bẫy' chiêu lừa đảo tinh vi mới

Một thủ đoạn tinh vi mới nhắm vào người dùng Apple thông qua ứng dụng Messages, khai thác lỗ hổng bảo mật để lừa đảo.

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện một thủ đoạn tinh vi nhắm vào người dùng Apple thông qua ứng dụng Messages, khai thác lỗ hổng bảo mật để lừa đảo. Dưới đây là những gì bạn cần biết để tránh "sập bẫy".

Lỗ hổng trong ứng dụng Messages bị lợi dụng như thế nào?

Ứng dụng Messages trên thiết bị Apple được thiết kế để tự động vô hiệu hóa các liên kết hoặc số điện thoại từ tin nhắn của người gửi không xác định.

Tuy nhiên, kẻ xấu đã tìm cách vượt qua lớp bảo vệ này bằng cách biến chính tính năng an toàn đó thành công cụ lừa đảo.

Khi bạn nhận được tin nhắn lạ, ứng dụng mặc định sẽ chặn các liên kết trong tin nhắn đó. Nhưng nếu bạn trả lời tin nhắn, các liên kết này sẽ được kích hoạt và có thể dẫn đến những trang web độc hại.

Kẻ gian thường gửi tin nhắn giả dạng thông báo quan trọng như: hóa đơn chưa thanh toán; bưu kiện thất lạc hoặc giao hàng không thành công; quà tặng miễn phí.

Tin nhắn sẽ yêu cầu bạn trả lời “Có” hoặc “Không”. Tuy nhiên, việc trả lời sẽ vô tình kích hoạt các liên kết độc hại được ẩn trong tin nhắn, dẫn đến các trang web giả mạo yêu cầu cung cấp thông tin nhạy cảm như thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng...

Nếu bạn nhập thông tin cá nhân vào các trang web giả mạo, tiền trong tài khoản có thể bị chiếm đoạt ngay lập tức. Chỉ riêng tại Mỹ, năm 2022, thiệt hại từ lừa đảo trực tuyến đã lên tới 9 tỷ đô la, một con số đáng báo động.

Cần biết những điều sau đây để tránh 'sập bẫy' chiêu lừa đảo tinh vi mới Ảnh 1
Ảnh minh hoạ.

Cách tránh các tin nhắn lừa đảo

- Không trả lời tin nhắn từ số lạ: Đặc biệt nếu tin nhắn có chứa liên kết bị làm mờ hoặc nội dung đáng ngờ như hóa đơn, quà tặng, bưu kiện...

- Cảnh giác trước các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân: Các ngân hàng và tổ chức uy tín sẽ không bao giờ yêu cầu bạn cung cấp thông tin nhạy cảm qua tin nhắn.

- Liên hệ trực tiếp với tổ chức qua kênh chính thức: Nếu bạn nhận được tin nhắn nghi ngờ từ một tổ chức, hãy gọi đến tổng đài hoặc kiểm tra qua trang web chính thức để xác minh.

- Chặn và báo cáo tin nhắn lừa đảo: Chặn ngay số điện thoại hoặc địa chỉ email đã gửi tin nhắn; báo cáo tin nhắn cho Apple bằng cách nhấp vào tên người gửi trong ứng dụng Messages.

Lừa đảo qua tin nhắn không mới, nhưng ngày càng tinh vi hơn. Sự cảnh giác và hiểu biết sẽ giúp bạn và gia đình an toàn trước những chiêu trò này.

Hãy chia sẻ những thông tin cảnh báo này với người thân, đặc biệt là những người lớn tuổi hoặc ít am hiểu công nghệ, để họ không trở thành mục tiêu của kẻ xấu.

Cùng chuyên mục

Tài khoản đầu tư có 600 triệu đồng bất ngờ bị khoá, người phụ nữ trình báo Công an mới tá hoả sự thật
Theo Công an tỉnh Quảng Ninh, Phòng Cảnh sát hình sự mới đây tiếp nhận đơn trình báo của bà T.T.H (56 tuổi, trú tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, thông tin của nạn nhân đã được thay đổi) về việc bà bị lừa đảo chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng bằng thủ đoạn mời gọi đầu tư trực tuyến.

Tin mới

Cảnh giác lừa đảo khi đăng ký tham gia các lớp học bóng rổ trên mạng xã hội
Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân nâng cao cảnh giác khi đăng ký tham gia các lớp học bóng rổ cũng như các môn thể thao khác được quảng cáo trên mạng xã hội. Nếu có nhu cầu học thể thao, các gia đình nên đến trực tiếp các trung tâm, cơ sở dạy để tìm hiểu và đăng ký.
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ giữa tháng 01/2025
Luật sửa đổi 04 Luật về đầu tư, đấu thầu; danh mục vị trí công tác lĩnh vực giáo dục địa phương định kỳ chuyển đổi; tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp chức danh Lý lịch tư pháp… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ giữa tháng 01/2025.