Chế độ thị tẩm đặc biệt khiến Hoàng đế ban đầu phấn khích về sau phải 'cáo bệnh' để né tránh
Ban đầu các vị Hoàng đế đều hài lòng với chế độ thị tẩm này, nhưng một thời gian sau họ lại trở nên sợ hãi.
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, thời nhà Đường được xem là một trong những triều đại thịnh vượng nhất. Triều Đường có tổng cộng 21 vị Hoàng đế, trị vì trong 289 năm. Lối tư duy xã hội thời này được đánh giá là rất "mở", địa vị của phụ nữ cũng dần được cải thiện hơn một chút.
Thời nhà Đường, việc quản lý hậu cung cũng thoải mái hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. Nếu ở các triều đại khác, xác suất được gặp Hoàng đế là rất thấp chứ đừng nói đến chuyện thị tẩm, thì ở thời Đường "cơ hội" đấy lại khá rộng mở.
Lý giải cho điều này là bởi cung đình triều Đường có một phương thức quản lý độc đáo, các vấn đề xoay quanh chuyện thị tẩm của Hoàng đế đều được quy định bởi một bộ phận quản lý, ngay cả Hoàng đế cũng không được tùy ý thay đổi phi tần sẽ hầu hạ thị tẩm mình.
Theo sử sách ghi chép lại, đời sống phòng the của Hoàng đế được quản lý rất nghiêm ngặt. Ngày nào vua cũng được xếp lịch thị tẩm với mỹ nhân. Đáng nói danh sách này đã được sắp xếp cụ thể rõ ràng từ trước.
Có điều, dù Hoàng đế sủng Phi tần đêm hôm trước thì ngày hôm sau ngài cũng phải thị tẩm nữ nhân mới. Cho tới khi hết một vòng nữ nhân trong hậu cung thì chu trình này lại bắt đầu lại từ đầu.
Ngoài ra, hậu cung vốn có cả ngàn mĩ nữ do đó có những ngày Hoàng đế sẽ phải "chạy KPI" với nhiều phi tần cùng một đêm.
Ban đầu các vị Hoàng đế đều hài lòng với chế độ thị tẩm này, nhưng một thời gian sau họ lại trở nên sợ hãi. Thậm chí có Hoàng đế còn phải dùng đến cách giả bệnh để từ chối thị tẩm với các phi tần.
Với lịch trình thị tẩm dày đặc và phong phú như trên, theo một số tài liệu thống kê, Hoàng hậu mỗi tháng cũng chỉ có thể hầu hạ Hoàng đế vào 1 ngày mà thôi.