Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 13/09/2021 17:15 (GMT+7)

Chi phí điều trị bệnh nhân Covid-19 đắt tiền thế nào?

Chi phí để được vào phòng chăm sóc đặc biệt tăng gấp 2 lần lên mức 50.000 USD (hơn 1,1 tỷ đồng) cho mỗi bệnh nhân Covid-19 ở Canada.

Đây là kết luận từ Viện Thông tin Y tế Canada sau khi phân tích dữ liệu từ tháng 1/2020 đến tháng 3/2021.

Cụ thể, cơ quan này cho biết chi phí chăm sóc cho bệnh nhân mắc Covid-19 trong bệnh viện cao gấp 4 lần phí điều trị bệnh cúm và gấp 3 lần phí điều trị đau tim. Ước tính mỗi lần nhập viện của một bệnh nhân Covid-19 ở Canada tiêu tốn 23.000 USD (hơn 523 triệu đồng).

Ghép thận là phương pháp điều trị duy nhất khiến viện phí tăng lên khoảng 27.000 USD (614 triệu đồng). Chi phí để được vào phòng chăm sóc đặc biệt tăng gấp 2 lần lên mức 50.000 USD (hơn 1,1 tỷ đồng) cho mỗi bệnh nhân Covid-19, gần gấp đôi chi phí nhập viện cấp cứu. Tổng chi phí ước tính của tất cả bệnh nhân từng nhập viện vì Covid-19 ở Canada (trừ Quebec) đã chạm mốc 1 tỷ USD.

Chi phí điều trị bệnh nhân Covid-19 đắt tiền thế nào?

Báo cáo cho thấy 1/5 bệnh nhân được đưa đi cấp cứu và nhanh chóng được chuyển đến ICU. Một bác sĩ ở Calgary cho biết lưu trú tại ICU càng lâu càng tốn kém, vì nơi này quy tụ nhiều nhân viên được đào tạo chuyên sâu, trang thiết bị hiện đại và vật tư y tế cần thiết để giữ cho bệnh nhân sống sót.

Bác sĩ Raj Bhardwaj nói: “Tôi không muốn thấy bất cứ ai cần đến đơn vị chăm sóc đặc biệt. Nếu sức khoẻ cộng đồng được đảm bảo, tình trạng này sẽ không xảy ra”. Theo ông, phải tăng cường tiêm vaccine để giúp giảm bớt áp lực cho các bệnh viện ở Alberta và làm chậm sự lây lan của virus. Ngoài ra, cơ quan y tế còn phải tiếp tục xét nghiệm, theo dõi và cách ly những trường hợp dương tính.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.