Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 30/11/2022 13:53 (GMT+7)

Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với đại dịch như COVID-19 trong tương lai

Để hạn chế xảy ra dịch bệnh như COVID-19 trong tương lai, kịp thời ứng phó, kiểm soát dịch ngay khi phát hiện mầm bệnh mới cần phải làm gì?

Trong lịch sử, trước COVID-19 loài người đã phải đối mặt với khoảng 20 đại dịch lớn khiến hàng trăm triệu người tử vong như dịch hạch (Justinian Plague) năm 541 sau Công Nguyên khiến 15 triệu -150 triệu người chết; dịch Cái chết Đen (Black Death) năm 1347 khiến trên 150 triệu người tử vong; dịch tả làm khoảng 5 triệu người chết; dịch hạch (Third Plague) năm 1894-1959 gây ra cái chết cho 15 triệu người; dịch cúm Tây Ban Nha (Spanish Flu) năm 1918 đã khiến 20 - 50 triệu người tử vong; năm 1980 dịch HIV/AIDS đã khiến 35 triệu người chết, dịch cúm lợn (Swine Flu) năm 2009 đã khiến cho 20.000 - 50.000 người tử vong; năm 2014 dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của trên 10.000 người và hiện tại COVID-19 khiến hơn 6 triệu người tử vong.

Theo TS. BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, hầu hết các đại dịch đều bắt nguồn từ động vật sau đó lây nhiễm sang người. Dịch có thể bùng phát trong phạm vi một hoặc vài quốc gia, sau đó tràn lan ra toàn thế giới.

Mầm bệnh có thể tồn tại và lây truyền giữa các loài khác nhau như chỉ lây truyền trong động vật; mầm bệnh đột biến: truyền từ động vật sang người nhưng không truyền từ người sang người; đột biến: truyền từ người sang người, vài chu kỳ; mầm bệnh tồn tại song song ở người và động vật; mầm bệnh chỉ lây truyền ở người. Vậy nên, để kiểm soát và ngăn chặn đại dịch cần phải xác định được nguồn chứa mầm bệnh ở người và động vật để kiểm soát dịch bệnh, tiêu diệt tận gốc mầm bệnh.

Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, hiện nay, có rất nhiều yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát. Xã hội càng phát triển thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Việc thay đổi khí hậu sẽ khiến cho các loại virus gây bệnh bị đột biến và từ đó tạo nên các dịch bệnh mới. Tác động của con người lên môi trường tự nhiên ngày càng lớn gây nên tình trạng mất cân bằng hệ sinh thái tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển. Xã hội và kinh tế phát triển thúc đẩy việc giao thương đi lại giữa các khu vực ngày càng tăng, đây là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, lây lan ra các vùng địa lý khác.

Cần làm gì để không xảy ra dịch như COVID-19 trong tương lai? - Ảnh 2.
Cần phải xác định được nguồn chứa mầm bệnh ở người và động vật thì mới có thể kiểm soát dịch bệnh, tiêu diệt tận gốc mầm bệnh.

Việc đô thị hóa, mật độ dân cư ngày càng tăng cùng với việc phân hóa xã hội giàu nghèo, môi trường và điều kiện sống không đảm bảo khiến cho cho nhiều dịch bệnh bùng phát.

Hiện nay mật độ tiếp xúc giữa con người với động vật ngày càng cao khiến cho nguy cơ các loại virus tồn tại trên động vật lây nhiễm sang con người ngày càng lớn. Điển hình, COVID-19 là một trong những đại dịch do virus từ động vật gây nên và lây nhiễm từ người sang người . Dịch COVID-19 bùng phát trên nhiều quốc gia trên thế giới là do quá trình giao thương, tiếp xúc giữa người ở vùng địa lý này với vùng địa lý khác.

Bài học từ COVID-19 cho tương lai

Theo TS. BS Lê Quốc Hùng, dù COVID-19 chưa kết thúc nhưng đã để lại nhiều bài học "đắt giá" không riêng gì cho ngành y tế mà cho tất cả các lĩnh vực khác. Vậy nên, để có thể hạn chế việc xuất hiện và bùng phát các dịch khác trong tương lai thì chúng ta cần áp dụng những bài học kinh nghiệm mà COVID-19 đã để lại.

Cần làm gì để không xảy ra dịch như COVID-19 trong tương lai? - Ảnh 2.
Để phòng chống và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả cần tăng cường nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ thông tin vào ngành y.

Nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 cũng như các dịch mới khác trong tương lai rất lớn, nguy cơ dịch chồng dịch cao. Một số bài học có thể rủt ra từ dịch COVID-19 vừa qua:

- Chuẩn bị "kho" trang thiết bị y tế như thuốc, dụng cụ phòng hộ… đầy đủ để sẵn sàng phòng chống dịch bệnh ngay khi phát hiện bệnh.

-Giám sát khả năng xuất hiện mầm bệnh "mới", báo cáo sớm các ca bệnh "lạ" để dự báo dịch, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để tăng khả năng phát hiện các mầm bệnh.

-Dự đoán chính xác khả năng bùng phát dịch, tuyệt đối không chủ quan trước dịch bệnh.

-Thông tin chính xác, minh bạch và kịp thời trong mọi tình huống.

- Thực hiện sớm các can thiệp phi dược phẩm như kiểm dịch, kiểm soát nguồn lây, giãn cách... ngay khi phát hiện mầm bệnh, xác định tác nhân lây bệnh, con đường truyền bệnh... để lựa chọn phương pháp ngăn chặn sớm và phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

Cần làm gì để không xảy ra dịch như COVID-19 trong tương lai? - Ảnh 3.
Xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên phòng dịch có chuyên môn cao tại tất cả các cơ sở y tế để có thể ứng phó nhanh khi phát hiện dịch bệnh.

- Nghiên cứu vaccine để chủ động tự cung cấp, tự phòng dịch.

-Điều phối, xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên phòng dịch "cứng" tại tất cả các cơ sở y tế để có thể ứng phó nhanh khi phát hiện dịch bệnh.

-Nghiên cứu khoa học, xây dựng phác đồ điều trị là hết sức quan trọng trong quá trình phòng và chống dịch.

-Áp dụng công nghệ thông tin vào ngành y do hiệu quả mà nó mang lại là vô cùng lớn.

Dịch bệnh qua đi không những gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội, chính trị... của cả thế giới. Những hệ lụy mà dịch bệnh để lại có thể kéo dài và rất khó khắc phục vậy nên việc rút kinh nghiệm từ các đợt dịch đã từng xảy trước đây để phòng, chống và ứng phó kịp thời với những đợt dịch tiếp theo là vô cùng cần thiết.

Cùng chuyên mục

“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP.HCM: Đề xuất mua bảo hiểm y tế miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS
TP.HCM vừa có dự thảo đề cương chi tiết Nghị quyết về hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn; đồng thời hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV cho những người này. Nghị quyết dự kiến sẽ được HĐND TP.HCM thông qua vào kỳ họp tới.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...