Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 29/11/2021 06:35 (GMT+7)

Đàm Vĩnh Hưng bất ngờ hội ngộ với vợ cũ tại Mỹ

Dù đã ly hôn, song nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vẫn xuất hiện trong cùng một khung hình với vợ cũ Liên Phạm.

Cách đây chưa lâu, khán giả "dậy sóng" trước thông tin Đàm Vĩnh Hưng bị vợ là bầu show Liên Phạm đệ đôn ly hôn tại Mỹ. Hậu ồn ào, Đàm Vĩnh Hưng mới đây đã sang Mỹ để lưu diễn, phục vụ kiều bào tại hải ngoại.

Mới đây nhất, bà Liên Phạm tiếp tục khiến cư dân mạng bất ngờ khi xuất hiện cùng Mr. Đàm trong một chương trình nghệ thuật tại Mỹ. Khoảnh khắc này được ghi lại từ một người bạn của nữ bầu show khi đến ủng hộ chương trình.

tm-img-alt
Đàm Vĩnh Hưng (bìa trái) và vợ cũ - bầu show Liên Phạm (trang phục vàng) hội ngộ trong cùng một khung ảnh

Trong ảnh, giọng ca Nửa Vầng Trăng và bà Liên Phạm vui vẻ tạo dáng bên bạn bè thân thiết. Cả hai giữ khoảng cách, không đứng cạnh nhau như một số bức ảnh thường thấy trước .

Được biết, đây là một trong những chương trình biểu diễn tái khởi động sau thời gian tạm nghỉ vì dịch Covid-19, ngoài Đàm Vĩnh Hưng, chương trình còn có sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ khác đến từ Việt Nam.

Trước đó theo thông tin chia sẻ với giới truyền thông, bầu show Liên Phạm đã nộp đơn ly hôn với ông Huỳnh Minh Hưng (tên thật của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) lên tòa án Quận Cam, bang California, Mỹ vào tháng 8/2021.

tm-img-alt
Đàm Vĩnh Hưng và vợ cũ Liên Phạm

Được biết cả hai đã kết hôn vào ngày 13/6/2004 và ly thân ngày 22/2/2018. Hai người không có con chung và cũng không phân chia tài sản.

Sau khi ly hôn, việc cả hai cùng hợp tác và cư xử văn minh đã thu hút sự quan tâm từ đông đảo dân mạng. Trên mạng xã hội, bà Liên Phạm cũng thường xuyên tương tác, thậm chí chia sẻ nhiều bài đăng liên quan đến Đàm Vĩnh Hưng. Việc này dẹp tan một số tin đồn về sự rạn nứt và mâu thuẫn giữa cả hai hậu tan vỡ.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.