Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 14/07/2023 07:15 (GMT+7)

Đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1 và B2

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định đổi, cấp lại Giấy phép lái xe (Bằng lái xe) theo phân hạng mới.

Cụ thể, theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang được lấy ý kiến, sẽ thay đổi phân hạng GPLX so với quy định cũ, tức sẽ không còn GPLX hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FC như Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành.

Tại Điều 39 dự thảo Luật TTATGT đường bộ, GPLX sẽ được phân hạng mới lại như sau:

Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50-175cm3 hoặc động cơ có công suất định mức tương đương.

Hạng A cấp cho người lái xe môtô hai bánh có dung tích xilanh từ 175 cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2;

Hạng A3 cấp cho người lái xe môtô ba bánh và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2;

tm-img-alt
Đề xuất thay đổi phân hạng bằng lái xe. (Ảnh: Internet).

Hạng B cấp cho người lái xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ của người lái xe); xe ôtô tải (kể cả ôtô tải chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500 kg; các loại xe ôtô quy định cho GPLX hạng B có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750 kg; các loại xe quy định cho GPLX hạng B2;

Hạng C1 cấp cho người lái xe ôtô tải (kể cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 3.500 đến 7.500 kg; các loại xe ôtô tải quy định cho GPLX hạng C1 có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750 kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B;

GPLX Hạng C cấp cho người lái xe ôtô tải (kể cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ôtô tải quy định cho GPLX hạng C có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1;

Hạng D2 cấp cho người lái xe ôtô chở người (kể cả ôtô buýt) từ 10 đến 30 chỗ; các loại xe ôtô chở người quy định cho GPLX hạng D2 có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C;

Hạng D cấp cho người lái xe ôtô chở người (kể cả ôtô buýt) trên 30 chỗ; xe ôtô chở người giường nằm; các loại xe ôtô chở người quy định cho GPLX hạng D có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C, D2;

Hạng BE cấp cho người lái xe để lái các loại xe ôtô quy định cho GPLX hạng B khi kéo rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc trên 750 kg;

Hạng C1E cấp cho người lái xe để lái các loại xe ôtô quy định cho GPLX hạng C1 khi kéo rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc trên 750 kg;

Hạng CE cấp cho người lái xe để lái các loại xe ôtô quy định cho GPLX hạng C khi kéo rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc trên 750 kg; xe ôtô đầu kéo kéo sơ mi rơ mooc;

Hạng D2E cấp cho người lái xe để lái các loại xe ôtô quy định cho GPLX hạng D2 khi kéo rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc trên 750 kg;

Hạng DE cấp cho người lái xe để lái các loại xe ôtô quy định cho GPLX hạng D khi kéo rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc trên 750 kg.

Người khuyết tật điều khiển xe môtô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp GPLX hạng A2.

Người khuyết tật điều khiển xe ôtô có cơ cấu điều khiển phù hợp với tình trạng khuyết tật được cấp GPLX hạng B.

Dự thảo Luật TTATGT đường bộ cũng quy định thời hạn của GPLX. Cụ thể, GPLX hạng A2, A, A3 không thời hạn. GPLX hạng B có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp. GPLX hạng C1, C, D2, D, BE, C1E, CE, D2E, DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.

Ngoài ra, Dự thảo Luật TTATGT đường bộ quy định GPLX đã được cấp theo Luật Giao thông đường bộ 2008 được tiếp tục sử dụng, đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 (GPLX được cấp lại), 3 (GPLX được đổi) Điều 43 dự thảo Luật thì được đổi, cấp lại theo phân hạng mới.

Theo đó, GPLX hạng A1, A2, A3, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE được cấp theo Luật Giao thông đường bộ 2008 được đổi, cấp lại như sau:

GPLX hạng A3, C giữ nguyên và đổi, cấp lại cùng hạng; GPLX hạng A2 đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng A1; GPLX hạng A đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng A2; GPLX hạng B đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng B1, B2.

GPLX hạng D2 đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng D; GPLX hạng D đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng E; GPLX hạng BE đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng FB2; GPLX hạng CE đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng FC.

GPLX hạng D2E đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng FD; GPLX hạng DE đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng FE.

Cùng chuyên mục

Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Hà Nội có thêm 2 điểm cấp đổi giấy phép lái xe từ tháng 5
Sở GTVT Hà Nội vừa có thông báo về việc uỷ quyền thực hiện thủ tục hành chính về đổi giấy phép lái xe và cấp lại giấy phép lái xe cho UBND quận Long Biên và UBND huyện Sóc Sơn. Thời gian tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục được thực hiện từ ngày 2/5/2024.

Tin mới

Shark Bình: Từ 2 triệu tiền viết phần mềm thuê, mua máy tính nhờ tiền bán đất đến 'cá mập' Shark Tank
Bà Phạm Thị Kim Hòa, mẹ của Shark Bình, chia sẻ rằng niềm đam mê công nghệ thông tin của con trai bà đã được bộc lộ từ khi còn học phổ thông. Khi ấy, để con trai có thể theo đuổi đam mê, bà đã không ngần ngại bán đi hai mảnh đất để mua cho Bình chiếc máy tính đầu tiên.