Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 13/07/2023 15:33 (GMT+7)

Đề xuất cơ chế đặc thù trong tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội

Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP. Hà Nội đã đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập từ năm học 2023 - 2024.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. 

Cụ thể, Báo cáo công tác tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2023 - 2024 gửi Bộ GD&ĐT nêu rõ, do sự tăng dân số cơ học hàng năm, số học sinh dự tuyển vào lớp 10 trên địa bàn tăng nhanh. Trong khi đó, số trường, lớp bổ sung, xây mới chưa đáp ứng kịp thời cho người dân Thủ đô. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, UBND, HĐND TP. Hà Nội, Sở GD&ĐT đã nỗ lực để đảm bảo tỷ lệ học sinh vào học tại các trường THPT khoảng 60%, đảm bảo đúng quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-CP và Quyết định số 6522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Để công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn trong thời gian tới được công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, tạo thuận lợi cho người dân và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô, Sở GD&ĐT Hà Nội kiến nghị, Bộ GD&ĐT đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cho phép Sở GD&ĐT Hà Nội áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại các quận, một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành từ năm học 2023 - 2024.

Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất cho phép tăng 10% số lớp/trường (từ 45 lớp/trường thành 50 lớp/trường, vượt 5 lớp/trường); cho phép tăng 10% số học sinh/lớp (từ 45 học sinh/lớp thành 50 học sinh/lớp, vượt 5 học sinh/lớp); cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh. Đồng thời, kiến nghị, Bộ GD&ĐT xây dựng các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng hàng năm, trung hạn làm căn cứ để các địa phương thực hiện.

UBND thành phố Hà Nội và các quận, huyện, thị xã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập. Hiện nay, mặc dù đã được quan tâm đầu tư, mua sắm nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng đào tạo của thị trường lao động Thủ đô, đặc biệt đối với những ngành nghề mới, đòi hỏi công nghệ cao theo nhu cầu của xã hội.

Ngoài ra, Sở này còn đề xuất cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong tình hình mới. Theo đó, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được đầu tư, phát triển thành Trung tâm đào tạo, học tập suốt đời, chất lượng cao; cho phép thí điểm liên kết đào tạo với trường Đại học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân Thủ đô; định hướng phát triển giáo dục thường xuyên và giáo dục hướng nghiệp giống như hệ thống giáo dục của một số nước, có thể liên thông lên Đại học.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.