Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 12/10/2023 12:13 (GMT+7)

Đề xuất thực hiện chính sách tiền lương mới đối với giáo viên mầm non, tiểu học

Vừa qua, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 thuộc lĩnh vực Nội vụ. Trong đó, đề xuất thực hiện chính sách tiền lương mới đối với giáo viên mầm non, tiểu học.

Đề xuất thực hiện chính sách tiền lương mới đối với giáo viên mầm non, tiểu học
Ảnh minh họa.

Cụ thể, liên quan đến lĩnh vực tiền lương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, về tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên mầm non, tiểu học, giáo viên mầm non, tiểu học được hưởng lương và các chế độ phụ cấp lương theo địa bàn hoặc theo công việc đảm nhiệm như đối với viên chức nói chung và còn được hưởng các chế độ ưu đãi như: Phụ cấp ưu đãi nhà giáo; phụ cấp thâm niên nghề (dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội).

Nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn còn được hưởng: Phụ cấp thu hút; phụ cấp ưu đãi theo nghề (70%); phụ cấp công tác lâu năm ở vùng đặc biệt khó khăn; trợ cấp (lần đầu; tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ); phụ cấp lưu động; phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số.

Theo báo cáo, mặc dù được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi, đặc thù để có tổng thu nhập (tiền lương và phụ cấp) cao hơn so với ngành, nghề khác, nhưng đời sống của giáo viên mầm non, tiểu học vẫn còn nhiều khó khăn.

Thực hiện Nghị quyết số 75/2022/QH15, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đề xuất xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tuy nhiên, đến nay, Bộ Nội vụ đã tham mưu Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.

Cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chứng chỉ ngoại ngữ bảo đảm chất lượng vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng
Liên quan đến kết quả thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam, chiều ngày 09/5, Bộ này khẳng định: Các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam
Ngày 8/5, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài với Công ty trách nhiệm hữu hạn Giáo dục IDP (Việt Nam), đơn vị đồng sở hữu bài thi IELTS tại Việt Nam.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Doanh nghiệp “quen mặt' trúng loạt gói thầu tiền tỷ với tỉ lệ tiết kiệm gần bằng 0%
Tính chung, trong giai đoạn từ năm 2022 đến tháng 5/2024, Công ty Thanh Hà đã trúng 7 gói thầu tại UBND xã Thanh Vân, tổng giá trị trúng thầu hơn 49 tỷ đồng. Thế nhưng, tất cả gói thầu này đều được Công ty Thanh Hà trúng thầu sát giá, với tỉ lệ tiết kiệm cho ngân sách gần như bằng 0%.