Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 06/06/2023 14:21 (GMT+7)

Doanh nghiệp bất động sản thành lập mới giảm hơn 60%

Tính từ đến cuối tháng 5/2023, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới chỉ có 1.744 đơn vị, giảm tới 61,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp bất động sản phản ánh gặp nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động kinh doanh. Hiện nhiều doanh nghiệp phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý; trong đó, phần lớn doanh nghiệp phải tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động...

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn. Có doanh nghiệp giảm đến 50% lực lượng lao động để ứng phó với điều kiện khó khăn hiện tại.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt khó khăn lớn hiện nay như: khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn phải giãn tiến độ, dừng triển khai dự án.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ/Nguồn: Internet.

Mặc dù lãi suất điều hành giảm nhưng vẫn ở mức doanh nghiệp khó tiếp cận. Cùng đó, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng biến động dẫn đến chi phí của doanh nghiệp cũng bị tăng cao, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh; phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động (dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO. Thậm chí, có tập đoàn giảm từ 30-50% lực lượng lao động...

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương coi đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần tập trung giải quyết theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết.

Các bộ, ngành tập trung hướng dẫn các địa phương về các quy định thuộc lĩnh vực của mình để giải quyết vướng mắc hiện tại, không trả lời né tránh – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Cùng chuyên mục

“Đòn bẩy” và “cơ hội vàng” dành cho bất động sản 2024
Các chuyên gia về tài chính đánh giá: 2024 sẽ là năm “bản lề” giúp thị trường bất động sản Việt Nam khởi sắc. Những khó khăn đang từng bước được tháo gỡ nhờ vào chính sách hỗ trợ, chính sách tài khóa cùng nhiều yếu tố khác tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Sẽ tiếp tục có chính sách tín dụng hỗ trợ nhà ở
Theo Bộ Xây dựng, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng chính sách xã hội (trong đó có các đối tượng là người có công với cách mạng để mua, thuê mua, tự xây dựng nhà ở của mình), phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ.
Người mua căn hộ chung cư mi ni cần nên tránh
Hiện nay, chung cư mini được xem là giải pháp tối ưu được nhiều người dân lựa chọn khi tìm nhà ở. Thế nhưng người mua có thể gặp những rủi ro khi mua chung cư mini khi chưa tìm hiểu rõ về loại hình nhà ở này.
Vì sao nhà ở xã hội vẫn chưa phát triển mạnh?
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thủ tục rườm rà, ngân sách chưa bố trí đủ vốn ưu đãi... là những nguyên nhân chính khiến nhà ở xã hội chưa phát triển mạnh dù nhu cầu của người dân rất cao.

Tin mới

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo đặt phòng nghỉ dưỡng dịp Tết
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin khi lựa chọn dịch vụ đặt phòng nghỉ trên mạng. Nên lựa chọn những công ty du lịch lữ hành có đủ tư cách pháp nhân hoặc các trang đặt phòng, khách sạn uy tín. Đặc biệt, không giao dịch với những cá nhân không rõ ràng về thông tin danh tính, địa chỉ.