Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 15/12/2020 09:14 (GMT+7)

Đứa trẻ 2 tháng tuổi toàn thân tím tái, co giật, hôn mê vì hành động xuất phát từ sự lo lắng quá mức của người mẹ

Mới đây, Bệnh viện Nhi Hồ Nam (Trung Quốc) đã tiếp nhận bệnh nhi 2 tháng tuổi nhập vào giữa đêm trong tình trạng toàn thân chuyển sang màu xanh tím, lên cơ co giật và hôn mê.

Mùa đông lạnh giá đến kéo theo nhiều lo lắng của các bà mẹ về chuyện bao bọc, giữ ấm cho con, đặc biệt là khi con còn nhỏ. Một chiếc áo có lẽ sẽ là không đủ ấm, phải 2 áo, 3 áo, thậm chí đến 5-6 chiếc áo quần được mặc vào người đứa bé nhưng các mẹ vẫn không yên tâm, sợ con mình bị lạnh.

Tuy nhiên, hành động mặc nhiều áo quần cho con xuất phát từ sự lo lắng quá mức này của các bà mẹ đôi khi lại làm hại cho đứa trẻ. Câu chuyện dưới đây được bác sĩ Cai Zili, Phó trưởng khoa Chăm sóc đặc biệt, Bệnh viện Nhi Hồ Nam (Trung Quốc) chia sẻ với tờ Sohu Health ngày 15/12 là một ví dụ.

Khi trời trở rét đột ngột, mẹ của Pippi (2 tháng tuổi) sợ bé bị cảm lạnh, dù cô lúc đó chỉ mặc duy nhất bộ quần áo ngủ nhưng lại mặc cho Pippi tới 3 bộ quần áo vào người. Thêm vào đó, bé còn được đắp 3 cái mền rồi để Pippi ngủ giữa ba mẹ. 

Ảnh minh họa

Giữa đêm, mẹ Pippi xem chăn bông thì thấy Pippi môi và mặt tím tái, không khóc, toàn thân ướt đẫm mồ hôi, chuyển sang màu xanh tái. Họ ngay lập tức đưa Pippi đến bệnh viện, lúc này bé bắt đầu xuất hiện triệu chứng co giật và hôn mê. Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức để cấp cứu nhưng cuối cùng Pippi vẫn phải chịu những di chứng nặng nề do thiếu máu cục bộ và thiếu oxy da, não và các cơ quan khác.

Theo bác sĩ Cai Zili, những gì Pippi đã phải trải qua được gọi là Hội chứng muggy hay còn gọi là Hội chứng che phủ, dễ xảy ra vào mùa lạnh, thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi. Việc ủ ấm quá lâu hoặc để trẻ ngạt thở quá lâu có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, sốt cao, vã mồ hôi, mất nước, co giật, hôn mê và suy hô hấp, tuần hoàn, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong, rất dễ để lại di chứng thần kinh nặng nề.

Tại sao trẻ sơ sinh dễ mắc hội chứng muggy?

Cha mẹ mới sinh con đầu lòng chưa có kinh nghiệm thường sợ con bị lạnh vào mùa đông nên mặc quá nhiều và che phủ quá nhiều chăn, lại để con ngủ chung giữa cha và mẹ sẽ gây ra tình trạng quá nhiệt, quá nóng. Vì trẻ còn quá nhỏ, chức năng trung tâm điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện, khả năng thích nghi với ngoại cảnh và khả năng điều chỉnh kém, không kịp điều chỉnh khi gặp tình trạng quá nhiệt, quá nóng này. 

Ngoài ra, bé không có khả năng truyền đạt cảm xúc, suy nghĩ, không thể tự yêu cầu sự giúp đỡ của cha mẹ, do đó, khi cha mẹ thấy có điều gì đó không ổn thì bé đã ở trong tình trạng nghiêm trọng.

Việc ủ ấm quá lâu hoặc để trẻ ngạt thở quá lâu có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, sốt cao, vã mồ hôi, mất nước, co giật, hôn mê và suy hô hấp, tuần hoàn

Những biểu hiện của Hội chứng muggy là gì?

Nếu các trường hợp sau đây xảy ra, bạn nên xem xét liệu con mình có mắc hội chứng muggy không:

- Có tiền sử rõ ràng về việc bị che phủ, ủ ấm, chẳng hạn như ôm em bé, cho bé mặc quá nhiều áo, hoặc quấn chăn mền quá chặt, nhiệt độ trong phòng quá cao...

- Em bé có sức khỏe tốt trước khi phát bệnh và thường khởi phát sốt cao, nhiệt độ cơ thể lên đến 41-43 độ C, toàn thân vã mồ hôi, ướt đẫm quần áo, đầu tỏa ra nhiều hơi nước nóng, thân nhiệt có thể giảm hoặc không tăng sau khi vã mồ hôi, toàn thân ê ẩm, không cử động được, không ăn uống được. 

- Trẻ cũng có thể có nước da, môi tím, thở nhanh hoặc không đều hoặc ngừng thở tạm thời. Một phần lớn trẻ sẽ bị co giật và trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bất tỉnh.

Làm thế nào để ngăn ngừa Hội chứng muggy?

- Cho bé ăn mặc cẩn thận, chỉ đủ ấm là được: mặc đồ lót bằng vải cotton thoáng khí trong cùng, mặc áo len ấm ở giữa và lựa chọn áo khoác ngoài cùng bằng cotton hoặc áo khoác tùy theo thời tiết. 

- Không nên mặc áo có đệm bông, quần vải cotton khi ngủ, chỉ mặc quần áo lót. 

- Không ngủ chung giường với người lớn, không ngủ kê nách mẹ, chăn bông phải mềm mại.

- Không quấn quá chặt quần áo khi ra ngoài, chú ý lưu thông không khí, thông thoáng khi đi xe cho trẻ.

Nguồn tham khảo và ảnh: Sohu Health, BV ĐKQT Vinmec

Cùng chuyên mục

“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP.HCM: Đề xuất mua bảo hiểm y tế miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS
TP.HCM vừa có dự thảo đề cương chi tiết Nghị quyết về hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn; đồng thời hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV cho những người này. Nghị quyết dự kiến sẽ được HĐND TP.HCM thông qua vào kỳ họp tới.

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...