Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 22/12/2020 01:01 (GMT+7)

Gia Lai: Tuyên án nguyên Chủ tịch huyện Đức Cơ 15 năm tù

Chiều 21/12, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai đã tuyên án bị cáo Nguyễn Hồng Lam (nguyên Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ, Gia Lai) và các thuộc cấp về tội “Tham ô tài sản”.

Theo đó, bị cáo Nguyễn Hồng Lam bị tuyên phạt mức án 15 năm tù về tội “Tham ô tài sản”, Nguyễn Đông Dương 07 năm tù cùng tội danh với bị cáo Lam, Nguyễn Xuân Tứ 10 năm tù về hai tội danh “Tham ô tài sản” và “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Các bị cáo tại phiên tòa.

Theo cáo trạng, vào năm 2005, ông Nguyễn Hồng Lam (SN 1972, nguyên Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ) được bổ nhiệm là Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Đức Cơ. Năm 2011, ông Nguyễn Xuân Tứ (SN 1979 là Phó Trưởng phòng, ông Nguyễn Đông Dương (SN 1984) cùng trú tại thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ là kế toán của Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện.

Vào năm 2007, ông Lam được giao làm chủ tài khoản, ông Tứ là kế toán của Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện. Đến tháng 10/2010, Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện đã ngừng hoạt động, không được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng dự án xây dựng mở rộng Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ mà chỉ được thực hiện các dự án trước đó chưa làm xong. Đến năm 2012, UBND huyện Đức Cơ giao cho Phòng Tài chính-Kế hoạch thực hiện dự án mua sắm thiết bị cho Đài tưởng niệm Nghĩa trang Liệt sĩ huyện này. Trong đó, có nội dung đi công tác đến tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng để xem chuông đồng, hạc đồng.

Thời điểm này, kinh phí hoạt động thường xuyên của phòng đã không còn. Để phục vụ cho chuyến công tác này, cũng như mục đích tiêu xài của các cá nhân từ tiền ngân sách Nhà nước, các đối tượng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để tạm ứng tổng số tiền gần 525 triệu đồng. Số tiền này, được rút ra từ ngân sách nhà nước thông qua Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện (thời điểm này, Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện đã ngừng hoạt động).

Để che giấu hành vi phạm tội của mình, các bị cáo đã lập thủ tục hoàn ứng trái quy định bằng cách cấp ngân sách bổ sung cho Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện để lập thủ tục hoàn ứng. Nhưng vì không có chứng từ kèm theo nên không quyết toán được và hành vi phạm tội bị phát hiện.

Đối với Tứ, khi đoàn Thanh tra tỉnh yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan đến việc tạm ứng trái quy định thì Tứ đã chỉ đạo cho L.X.N đánh máy lại bản photo QĐ số 42 sau đó bị can này nhờ ông H.C ký nháy. Chưa dừng lại ở đó, Tứ còn chỉ đạo S.H photo chữ ký của ông Võ Thanh Hùng (Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ thời điểm đó) rồi điền số, ngày, tháng và đóng dấu của UBND huyện Đức Cơ vào.

Xuyên suốt phiên tòa, bị cáo Lam đều cho rằng bản thân không phạm tội “Tham ô tài sản”, trong lúc hai bị cáo còn lại thì thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Mức án trên cũng là lời chuông cảnh tỉnh cho các cán bộ khác, đang có ý định làm trái quy định của pháp luật.

Tội “Tham ô tài sản” được quy định rõ tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 như sau:

Điều 353. Tội tham ô tài sản

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Cùng chuyên mục

Bà Trương Mỹ Lan gửi đơn kháng cáo bản từ trại tạm giam
Ngày 26/4, bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan.
Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội 'Loạn luân"
Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lê Tùng Vân (SN 1932; ngụ ấp lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa) để điều tra làm rõ về hành vi "Loạn luân".
Đề nghị truy tố cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 254 bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên
Ngày 19/3, tại Phòng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa phúc thẩm, xem xét đơn kêu oan của Trần Thị Hiền (sinh năm 1975, mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại dịp Tết 2019) và Vì Thị Thu (sinh năm 1982) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy".

Tin mới

Shark Bình: Từ 2 triệu tiền viết phần mềm thuê, mua máy tính nhờ tiền bán đất đến 'cá mập' Shark Tank
Bà Phạm Thị Kim Hòa, mẹ của Shark Bình, chia sẻ rằng niềm đam mê công nghệ thông tin của con trai bà đã được bộc lộ từ khi còn học phổ thông. Khi ấy, để con trai có thể theo đuổi đam mê, bà đã không ngần ngại bán đi hai mảnh đất để mua cho Bình chiếc máy tính đầu tiên.