Giá xăng dầu hôm nay 23/6: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế
Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 23/6/2023. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 23/6
Ghi nhận vào lúc 8h00 ngày 23/6 (giờ Việt Nam), Dầu Brent tăng 0,66 USD/thùng, tương ứng +0,87% ở mức 76.21 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 3,12 USD/thùng, tương ứng -4,3% ở mức 69.48 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm nhẹ do thông điệp "diều hâu" từ các ngân hàng trung ương lớn làm dấy lên lo ngại rằng lãi suất sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian dài hơn, do đó tác động đến nhu cầu nhiều hơn.
Theo Trading Economics, dầu thô dự kiến sẽ giao dịch ở mức 74,13 USD/BBL vào cuối quý này, và ước tính giao dịch ở mức 81,64 trong 12 tháng tới.
Trong khi đó, dự trữ xăng của Mỹ tăng khoảng 480.000 thùng lên 221,4 triệu thùng, tăng gần 5 lần so với kỳ vọng của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters là tăng 100.000 thùng. Cùng với sự tăng trong dự trữ xăng, dự trữ các sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, cũng tăng khoảng 430.000 thùng lên 114,3 triệu thùng.
Dữ liệu gần đây cũng cho thấy nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc giảm nhẹ trong tháng 5, trong khi dự trữ dầu thô của nước này đạt mức dự trữ hai năm.
Dữ liệu nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc giảm nhẹ trong tháng 5, trong khi dự trữ dầu thô của nước này tăng lên mức cao nhất trong 2 năm vào tháng trước.
Hơn nữa, các nhà đầu tư lo lắng về khả năng xuất khẩu dầu thô của Iran tăng mạnh trong bối cảnh có báo cáo rằng Mỹ đang tổ chức các cuộc đàm phán song phương gián tiếp với Iran về việc cắt giảm chương trình hạt nhân của Iran.
Trong khi đó, việc cắt giảm sản lượng tự nguyện được thực hiện vào tháng 5 bởi OPEC+ và các đợt cắt giảm bổ sung của Saudi Arabia vào tháng 7 đã giữ giá dầu ở mức sàn.
Theo Reuters, Nga đã và đang chuyển hướng cung cấp năng lượng từ các nước phương Tây, những nước đã áp đặt các hạn chế và lệnh trừng phạt đối với thương mại với quốc gia này, bao gồm cả trần giá dầu. Trung Quốc và Ấn Độ là hai đối tác mua hầu hết năng lượng được định tuyến lại của Nga.
Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu thô của Nga lớn thứ 3 thế giới, đạt mức cao nhất mọi thời đại trong tháng 5/2023 do người mua tận dụng nguồn cung chiết khấu, làm giảm nhu cầu dầu từ Trung Đông và Châu Phi, theo đánh giá sơ bộ từ các công ty theo dõi tàu biển.
Số liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy, dự trữ dầu của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 16/6 đã giảm hơn 1,2 triệu thùng, trong khi dự trữ xăng tăng 2,935 triệu thùng; tồn kho sản phẩm chưng cất giảm 301.000 thùng.
Dữ liệu tồn kho dầu chính thức của Mỹ sẽ được công bố bởi Cơ quan Thông tin năng lượng (EIA) hôm nay (23/6).
Mức tăng giá dầu đã bị hạn chế sau khi dữ liệu về lạm phát của Anh. Mức lạm phát được giữ ở mức 8,7% trong tháng 5 bất chấp kỳ vọng giảm nhiều khả năng sẽ thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất thêm vào hôm nay.
Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết hôm 14/6, tồn kho dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng mạnh vào tuần trước, đồng thời tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất tăng nhiều hơn dự kiến.
Tồn kho dầu thô tăng 7,9 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 9/6, EIA cho biết, trái ngược với kỳ vọng của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters là giảm 510.000 thùng.
Thị trường dầu mỏ được hỗ trợ từ các báo cáo của Mỹ cho thấy doanh số bán lẻ bất ngờ tăng trong tháng 5 và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp cao hơn dự kiến vào tuần trước đã khiến đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tuần so với rổ các loại tiền tệ khác.
Về phía cung, việc cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện được thực hiện vào tháng 5 bởi OPEC+ và việc cắt giảm bổ sung của Saudi Arabia vào tháng 7 đã giữ cho giá dầu được hỗ trợ.
Xuất khẩu dầu của Iran tăng cũng gây áp lực lên giá dầu thô. Theo các chuyên gia tư vấn, dữ liệu vận chuyển và một nguồn tin thân cận với vấn đề này, xuất khẩu dầu thô và sản lượng dầu của Iran đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023 bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ, bổ sung vào nguồn cung toàn cầu khi các nhà sản xuất khác đang hạn chế sản lượng.
Giá xăng dầu trong nước
Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 15h ngày 21/6.
Cụ thể, xăng E5 RON 92 giữ nguyên ở mức 20.870 đồng/lít; xăng RON 95 ở mức 22.010 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel tăng 150 đồng/lít lên 18.170 đồng/lít.
Giá dầu hỏa tăng 130 đồng/lít lên 17.950 đồng/lít; dầu mazut giảm 130 đồng/kg xuống 14.590 đồng/kg.
Như vậy, xăng trong nước có lần thứ hai giữ nguyên giá liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, giá nhiên liệu này đã trải qua 18 lần điều chỉnh, trong đó có 9 lần tăng, 6 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.
Tại kỳ điều hành này, liên bộ trích lập 191 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92, trích lập 139 đồng/lít đối với xăng RON 95, trích lập 100 đồng/lít đối với dầu diesel, dầu hỏa và 100 đồng/kg với dầu mazut. Cơ quan quản lý không chi quỹ bình ổn đối với các mặt hàng xăng dầu.
Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex
Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Xăng RON 95-V | 22.890 | 23.340 |
Xăng RON 95-III | 22.010 | 22.450 |
Xăng E5 RON 92-II | 20.870 | 21.280 |
DO 0,001S-V | 18.850 | 19.220 |
DO 0,05S-II | 18.170 | 18.530 |
Dầu hỏa 2-K | 17.950 | 18.300 |