Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 17/03/2020 23:30 (GMT+7)

Giờ Trái đất 2020: Hãy tắt đèn vào ngày 28/3!

Bắt nguồn từ một sự kiện tắt đèn mang tính biểu tượng tại thành phố Sydney, Úc do WWF khởi xướng vào năm 2007, Giờ Trái Đất đã trở thành một phong trào môi trường có quy mô lớn nhất thế giới.

Vào mỗi ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm, hàng triệu người tại tất các các châu lục lại cùng nhau tắt đèn để thể hiện sự quyết tâm ngăn chặn biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường thiên nhiên.

Năm 2019 đã có 188 quốc và và vùng lãnh thổ, hơn 7.000 thành phố trên thế giới tham gia Giờ Trái Đất và hơn 2 tỷ lượt tương tác trên các kênh mạng xã hội.

Biến đổi khí hậu vẫn đang là một thách thức lớn đối với chúng ta. Nhưng hiện nay, có một vấn đề nghiêm trọng khác cũng đang diễn ra trên trái đất, đe doạ tới sự sống còn của các loài, trong đó có con người: mất đa dạng sinh học và môi trường thiên nhiên.

Trong suy nghĩ của nhiều người, thiên nhiên xa xôi và không liên quan tới cuộc sống của họ. Nhưng sự thực là thiên nhiên chính là một hệ thống hỗ trợ sự sống của hành tinh và cho chúng ta tất cả những gì thiết yếu nhất để tồn tại, từ không khí chúng ta thở, nguồn nước chúng ta uống và thức ăn hàng ngày của chúng ta. Và quan trọng hơn cả, thiên nhiên chính là đồng minh mạnh mẽ nhất giúp chúng ta chống lại biến đổi khí hậu.

Chúng ta đang đưa hành tinh này đến bờ vực. Chỉ trong hơn 40 năm qua, quần thể các loài động vật có xương sống đã suy giảm một cách đáng kinh ngạc – hơn 60%. Khí hậu trở nên bất ổn, sông biển cạn kiệt, đất cằn và rừng rỗng. Nhưng buồn thay, rất ít người hiểu được sự suy giảm của đa dạng sinh học sẽ tác động thế nào đối với cuộc sống hàng ngày của mình.

Chính vì vậy, kể từ 2018, Giờ Trái Đất trở thành chiến dịch nâng cao hiểu biết của mọi cá nhân, tổ chức về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và thiên nhiên đối với cuộc sống hàng ngày của con người. Chúng ta cần phải hiểu tại sao thiên nhiên có vai trò sống còn đối với sức khoẻ, sự thịnh vượng và phát triển của loài người và tại sao chúng ta cần hành động ngay lập tức.

Ngày 16/3, Bộ TN&MT ban hành Công văn số 1348/BTNMT-TĐKTTT về việc hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2020 với nhiều điểm mới và nhiều hoạt động quan trọng, ý nghĩa lớn.

Tại Việt Nam, lần đầu tiên Giờ Trái Đất được WWF tổ chức vào năm 2009 với sự tham gia của sáu tỉnh và thành phố trên toàn quốc. Trong các năm tiếp theo, chương trình đã được tổ chức trên toàn quốc với 63 tỉnh thành tham gia và hàng trăm ngàn cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức hưởng ứng. Từ năm 2012-2019, Bộ Công thương là đơn vị chủ trì tổ chức Giờ Trái Đất với sự hỗ trợ kỹ thuật từ WWF.

Để cổ vũ, lan toả và truyền tải các nội dung, thông điệp, ý nghĩa trên đến các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp, người dân và cộng đồng xã hội và thực tiễn tập trung nguồn lực để phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm. Theo đó, Bộ TN&MT đề nghị các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2020 chủ yếu thông qua truyền thông trực tuyến, báo chí, truyền hình và trên nhiều nền tảng truyền thông.

Thứ nhất, tuyên truyền, vận động các thành viên gia đình nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa và túi ni - lông; không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc động vật hoang dã và các hoạt động thiết thực khác để góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ hai, tăng cường xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách, dự án, công trình ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống dân sinh.

Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phương thức trực tuyến để quảng bá, tuyên truyền chủ đề, thông điệp Giờ Trái đất; hướng dẫn tăng cường thời lượng, dung lượng đăng phát về chủ đề ứng phó với biến đối khí hậu gắn với bảo vệ môi trường; phát triển năng lượng sạch, thân thiện môi trường…

Thứ tư, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, góp phần hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh có tính chất truyền nhiễm cao.

Thứ năm, mỗi người dân, gia đình, cơ quan, đơn vị căn cứ điều kiện thực tế cùng tham gia tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30 – 21h30 ngày 28 tháng 03 năm 2020 (Thứ Bảy).

Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT cho biết, chủ đề và thông điệp Giờ Trái đất năm 2020 có tính lan tỏa cao, tập trung các hoạt động nhằm nâng cao hành vi để tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; tái sử dụng và tái chế chất thải, chống rác thải nhựa, bảo vệ động vật hoang dã... Qua đó, cùng cộng đồng quốc tế thực hiện tốt hơn với các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ hành tinh xanh.

Cùng chuyên mục

Nhiều khu vực có nắng nóng gay gắt trong ngày 23/4
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C. Riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 40-45%.

Tin mới

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.