Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 08/08/2023 11:20 (GMT+7)

Hà Nội còn 110 ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động

Hà Nội còn 110 ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động; nhiều điểm giám sát có chỉ số muỗi, bọ gậy ở ngưỡng cao.

tm-img-alt

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tính từ đầu năm 2023 đến ngày 4/8, Hà Nội đã ghi nhận 2.750 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2022). Trong 4 tuần gần đây, số ca mắc mới đang có xu hướng tăng nhanh; trung bình mỗi tuần, Hà Nội ghi nhận khoảng 481 trường hợp (tăng 4,3 lần so với trung bình so với 4 tuần trước đó).

Tính đến ngày 4/8, toàn Thành phố Hà Nội đã ghi nhận 198 ổ dịch sốt xuất huyết tại 24 quận, huyện, thị xã và 111 xã, phường, thị trấn. Hiện còn 110 ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động.

Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là: Thạch Thất (483 ca), Hoàng Mai (231 ca), Bắc Từ Liêm (219 ca), Thanh Trì (182 ca), Hà Đông (161 ca)...

Để tăng cường công tác phòng dịch sốt xuất huyết, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã thực hiện 928 chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, đạt 82% so với chỉ tiêu từ đầu năm đề ra.

Tuy nhiên vẫn có một số địa phương thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy đạt thấp so với chỉ tiêu đề ra như: Thanh Trì (tỷ lệ 29%), Cầu Giấy (29%), Hoàn Kiếm (40%), Tây Hồ (40%), Thường Tín (46%), Phúc Thọ (47%)…

Hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đang phối hợp với Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã của thành phố tổ chức giám sát tình hình muỗi truyền bệnh để đánh giá nguy cơ và cảnh báo dịch sốt xuất huyết. Tính đến ngày 4/8, đã thực hiện giám sát 647 lượt điểm thuộc 5 khu vực.

Trong số 30 lượt điểm giám sát tại các ổ dịch, có 27 lượt điểm (chiếm 90%) có kết quả xử lý ổ dịch chưa hiệu quả; chỉ số muỗi, bọ gậy ở ngưỡng cao sau xử lý.

Cũng theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, đáng lo ngại, công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết hiện đang gặp khó khăn do một số đơn vị hiện tại chưa mua sắm được hóa chất diệt muỗi, diệt bọ gậy.

Trước tình hình trên, Sở Y tế Hà Nội kêu gọi người dân tuyệt đối không chủ quan, lơ là với sốt xuất huyết; người dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng bệnh để tránh dịch lây lan rộng.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?