Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 19/01/2023 11:30 (GMT+7)

Hà Nội phân luồng giao thông, hạn chế ùn tắc dịp Tết

Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn phân luồng tổ chức giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo đó, nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ ra, vào thành phố, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã có hướng dẫn phân luồng giao thông cho các phương tiện.

Theo đó, các phương tiện từ TP. Hà Nội đi các tỉnh phía Nam có thể đi theo các hướng trung tâm Hà Nội đi nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ vào cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ. Trung tâm Hà Nội đi đường QL1 cũ, Giải Phóng - Ngọc Hồi - Quốc lộ 1 vào cao tốc Pháp Vận - Cầu Giẽ tại nút giao Vạn Điểm; nút giao Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên).

Các phương tiện di chuyển Quốc lộ 6 (trục Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung) - ngã ba Ba La đi đường 21B - QL38 để ra QL1 cũ (nút giao Đồng Văn) hoặc vào nút giao Vực Vòng đi cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Quốc lộ 6 (trục Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung) - rẽ trái đi đường Phùng Hưng - đến đường trục phía Nam - rẽ trái đường tỉnh 427B - ra ga Thường Tín để vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Quốc lộ 6 đi thị Trấn Xuân Mai - đi đường Hồ Chí Minh - đường 21B.

Hướng các phương tiện từ các tỉnh phía Nam đi về TP. Hà Nội có thể đi theo hướng nút giao Liêm Tuyền trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tiếp tục di chuyển qua đường TL494 - QL21B - QL6 (ngã ba Ba La, Hà Đông).

Tại nút giao Vực Vòng trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đi theo 2 hướng rẽ trái đi QL38 - QL21B - QL6 (ngã ba Ba La, Hà Đông). Sau đó, các phương tiện Rẽ phải đi QL38 - qua cầu Yên Lệnh - QL39A - đường tỉnh 379 - nút giao với đường Vành đai 3 (cầu Thanh Trì).

Tại nút giao Vạn Điểm, người dân về quê rẽ trái đi QL1 - đường tỉnh 429 - QL21B - QL6 (ngã ba Ba La, Hà Đông). Tại nút giao Thường Tín, phương tiện giao thông đi đường tỉnh 427 - đến đường trục phía Nam - đường Phùng Hưng (Hà Đông).

Hướng các phương tiện từ thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn...) và ngược lại có thể đi theo đường Vành đai 3 - cầu Thanh Trì - cao tốc Hà Nội - Bắc Giang; Cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - QL18 đi cao tốc Hà Nội - Bắc Giang; Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Hà Huy Tập - Ngô Gia Tự - cầu Đuống - đi cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.

Hướng các phương tiện từ TP. Hà Nội đi các tỉnh phía Tây Bắc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái...) và ngược lại có thể đi theo các hướng sau: Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt - QL2 vào cao tốc Hà Nội - Lào Cai; Cầu Thăng Long - tỉnh lộ 23 - đường Mê Linh đi Quốc lộ 2; Cầu Thăng Long - cầu vượt Nam Hồng - đường 23 - Quốc lộ 2 - đường tỉnh 310B đi cao tốc Hà Nội - Lào Cai; Đường QL3 - đường tỉnh 296 - vào cao tốc Hà Nội - Lào Cai - Đường QL32 đi Phú Thọ.

Hướng các phương tiện từ TP. Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La...) và ngược lại có thể đi theo các hướng sau: Đại lộ Thăng Long - đường Tản Lĩnh - Yên Bài - cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình; Đường QL6 - thị trấn Xuân Mai - Hòa Bình.

Hướng các phương tiện từ TP. Hà Nội đi các tỉnh phía Đông (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương..) và ngược lại có thể đi theo các hướng sau: Đường Cổ Linh - nút giao đường Vành đai 3 đường Cổ Linh - cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Đường tỉnh 379 đi Hưng Yên, Hải Phòng; Đường QL5 cũ (Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Đức Thuận) đi Hải Dương cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - đi Quốc lộ 18 - Cầu Thanh Trì - đường II.

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề nghị Công an thành phố phối hợp với Cục CSGT và các đơn vị có liên quan bố trí các lực lượng để hướng dẫn phân luồng tổ chức giao thông từ xa phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Thanh tra Sở GTVT có trách nhiệm chủ động xây dựng phương án chốt trực, bố trí lực lượng phối hợp với Công an Thành phố, công an Quận, huyện, thị xã, chính quyền địa phương để tổ chức hướng dẫn phân luồng giao thông khi xảy ra ùn tắc tại các tuyến đường ra vào thành phố như: Nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ; Nút giao Đại lộ Thăng Long; nút giao đường QL5 cũ với đường Vành đai 3; nút giao Cổ Linh với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; nút giao Võ Văn Kiệt - QL2 - Võ Nguyên Giáp...

Văn bản cũng nêu rõ, các Bến xe, các doanh nghiệp vận tải nắm bắt lộ trình hướng dẫn phân luồng từ xa tránh dồn lưu lượng phương tiện về các cửa ngõ của thành phố hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông.

Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các đơn vị quản lý đường rà soát hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn giao thông, biển cấm dừng đỗ trên các tuyến đường phục vụ công tác hướng dẫn phân luồng tổ chức giao thông. Bố trí các lực lượng ứng trực kịp thời xử lý các sự cố liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường công tác duy tu, duy trì đảm bảo mặt đường êm thuận tránh gây mất an toàn giao thông.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bố trí gần 10.650 tỉ đồng xử lý 8 dự án BOT thua lỗ
Bộ Giao thông Vận tải vừa có Tờ trình số 2451/TTr-BGTVT gửi Chính phủ đề xuất các giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT. Theo đó, ước tính nhu cầu nguồn vốn nhà nước cần bố trí để xử lý 8 dự án BOT giao thông thua lỗ vào khoảng 10.650 tỉ đồng.

Tin mới

Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.