Hotline: 0969 332 828 Email: bbt.phapluat@gmail.com
Thứ ba, 28/02/2023 14:33 (GMT+7)

Hà Nội: Sẽ chi 9.500 tỷ đồng. để xây dựng nhà ở tái định cư

TP Hà Nội dự kiến dành 641,3 tỷ đồng để tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu, nhà chung cư cũ; kiểm định và lập đề xuất chủ trương đầu tư cải tạo, xây dựng lại…

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1186/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025.

Theo quyết định, UBND TP. Hà Nội xác định loạt mục tiêu phát triển nhà ở, giai đoạn 2021 - 2025 như: diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 29,5m2/người, trong đó khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người. Diện tích nhà ở tối thiểu phấn đấu đạt 10m2/người. Tổng diện tích sàn nhà ở khoảng 44 triệu m2.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Hiện tại, Thành phố Hà Nội cũng phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở nhà xã hội; chuẩn bị đầu tư 1- 2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2- 3 khu. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.

Về nhà ở thương mại, Hà Nội sẽ phát triển mới khoảng 19,73 triệu m2 sàn nhà ở. Tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị bảo đảm tỷ lệ nhà ở cho thuê đạt tối thiểu 5% và nhà ở cho thuê mua đạt tối thiểu 5% trên tổng diện tích sàn nhà ở chung cư tại dự án.

Triển khai cải tạo, xây dựng lại 4 chung cư cũ nguy hiểm cấp D: Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp; các khu chung cư, nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định (có phát sinh trong quá trình kiểm định) và các khu chung cư, nhà chung cư khác có tính khả thi, đủ điều kiện để triển khai theo quy định.

Về nhà ở riêng lẻ, Hà Nội sẽ phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn (khoảng 4,5 triệu mét vuông sàn/năm); phát triển mới khoảng 0,555 triệu m2 sàn nhà ở tái định cư.

Thành phố phấn đấu phát triển nhà ở bằng hoặc lớn hơn chỉ tiêu tổng diện tích sàn nhà ở xác định tại quyết định này, định kỳ cập nhật điều chỉnh số lượng dự án phù hợp với thực tế.

Về chất lượng nhà ở, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ gắn với tái thiết, chỉnh trang đô thị; Nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố đạt 90%, trong đó khu vực đô thị đạt 95%, khu vực nông thôn đạt 85%.

Về nhu cầu vốn và dự kiến nguồn vốn phát triển nhà ở, UBND thành phố dự kiến tổng nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021- 2025 là khoảng 437.000 tỷ đồng, trong đó vốn xây dựng nhà ở xã hội khoảng 12.500 tỷ đồng, vốn xây dựng nhà ở tái định cư khoảng 9.500 tỷ đồng.

Theo đó, nguồn vốn ngân sách dự kiến là khoảng 5.800 tỷ đồng, trong đó khoảng 283 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội; khoảng 4.860 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới 5 dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư; khoảng 641,3 tỷ đồng để tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu, nhà chung cư cũ; kiểm định và lập đề xuất chủ trương đầu tư phục vụ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn.

Cùng chuyên mục

Mức thu nhập được mua nhà ở xã hội
Điều kiện về thu nhập là một trong những điều kiện bắt buộc và là yếu tố quan trọng quyết định xem người dân có thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội hay không. Vậy, năm 2025, thu nhập bao nhiêu thì được mua nhà ở xã hội?
Đất tranh chấp có chuyển nhượng được không?
Tranh chấp đất đai diễn ra với nhiều biểu hiện khác nhau, trong đó tranh chấp ranh giới giữa những người sử dụng đất liền kề, hàng xóm, láng giềng là phổ biến nhất. Vậy, khi xảy ra tranh chấp đất đai với hàng xóm thì có chuyển nhượng được không?
Cảnh báo lừa đảo nhận làm hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại Đà Nẵng
Mới đây, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng đã có công văn chấn chỉnh công tác xác nhận, tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ đăng ký thuê hoặc mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố. Theo đó, Sở Xây dựng Đà Nẵng khuyến cáo các cá nhân, hộ gia đình cảnh giác với các thông tin lừa đảo, nhận làm hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội.

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.