Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 24/04/2020 03:08 (GMT+7)

Hà Tĩnh yêu cầu làm rõ vụ khu sinh thái trái phép mọc trên đất rừng

Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Sở NN&PTNT yêu cầu đơn vị này chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ việc sử dụng rừng, đất rừng của ông Trần Huy Giáp.

Theo Zing, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu đơn vị này chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ việc sử dụng rừng, đất rừng của ông Trần Huy Giáp tại tiểu khu 132C, hồ Trại Tiểu (xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc).

Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Duy Cường, Phó chủ tịch UBND huyện Can Lộc, cho biết sau thông tin báo chí về việc chủ rừng tự ý san đồi, đào ao tại khu đất rừng thuộc tiểu khu 132C ở xã Mỹ Lộc (huyện Can Lộc), huyện đã có báo cáo ban đầu gửi tỉnh và đang chờ sở ngành liên quan vào cuộc xác định rõ các lỗi vi phạm.

“Quan điểm của huyện là luôn đồng hành, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhưng phải làm đúng quy định, còn sai đến đâu phải xử lý đến đó. Tỉnh cũng đã chỉ đạo rõ, nếu làm sai thì những người tại huyện phải chịu trách nhiệm”, ông Cường nói.

Chủ đầu tư đã cho thi công một số công trình. Ảnh: Báo Tiền phong.

Được biết, ngày 3/3, Trạm Kiểm lâm Truông Kén (Hạt Kiểm lâm huyện Can Lộc) phát hiện tại tiểu khu 123C xã Mỹ Lộc do ông Trần Huy Giáp làm chủ rừng tự ý đưa máy móc vào san sấp mặt bằng làm bến thuyền, bãi đỗ xe với diện tích 300m2, san lấp mặt bằng làm nhà trại với diện tích 60m2 trên đất lâm nghiệp. Trạm Kiểm lâm Truông Kén lập biên bản đình chỉ các hoạt động san lấp, đồng thời khẳng định việc ông Giáp đưa máy móc vào làm bến thuyền, bãi đỗ xe, làm nhà trên đất lâm nghiệp khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép là trái với quy định pháp luật.

Tiếp đó, ngày 24/3, Trạm Kiểm lâm Truông Kén phối hợp với UBND xã Mỹ Lộc kiểm tra thực địa lần hai và tiếp tục lập biên bản yêu cầu ông Giáp ngừng các hoạt động san lấp mặt bằng làm dự án trái phép.

Mặc dù nhiều lần được chính quyền, cơ quan chức năng lập biên bản yêu cầu tạm dừng việc xây dựng nhưng khu sinh thái này vẫn được thi công rầm rộ, một số hạng mục vẫn đang được công nhân gấp rút thực hiện.

Việc đưa máy vào và thuê công nhân làm bến thuyền, bãi đỗ xe, xây nhà trên đất lâm nghiệp, tự ý làm chưa được cấp phép, chưa có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chưa có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền là trái với quy định pháp luật.

Theo báo GĐXH, nói về việc này ông Trần Đình Việt - Trưởng phòng TN&MT huyện Can Lộc cho biết, toàn bộ khu vực này đang xem xét đề xuất bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất năm 2020. UBND tỉnh Hà Tĩnh chưa cho phép, các sở ngành chưa thẩm định nên bất cứ hoạt động san lấp, xây dựng tại đây là sai.

"Cơ quan chuyên môn chưa thẩm định dự án này. Dù đã có đề án phát triển du lịch Cửa Thờ - Trại Tiểu nhưng mới chỉ trên giấy tờ. Thực tế chưa có cơ quan chức năng nào phê duyệt, cấp phép. Việc xây dựng trên khu vực này là sai", ông Việt cho hay.

Cùng chuyên mục

Đề xuất quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng bằng mã QR
Ngày 02/5 vừa qua, Bộ TN&MT bắt đầu tổ chức công khai lấy ý kiến của người dân và các bộ, ban, ngành, địa phương đối với dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính. Trong đó, có đề xuất về việc in mã QR trong GCNQSDĐ. Sau khi lấy ý kiến, Bộ TN&MT sẽ ban hành Thông tư và đưa vào triển khai thực hiện từ 01/01/2025.
Bộ TN&MT đã hoàn thành các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024
Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 01/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, Bộ này đã hoàn thành dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành.

Tin mới

Đề xuất mua điện tái tạo không qua EVN
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong góp ý với dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp, đã nêu quan điểm cho mọi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đều có thể mua điện tái tạo trực tiếp thay vì qua EVN.