Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 12/09/2022 15:10 (GMT+7)

Hàng loạt tỉnh, thành vẫn tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4

Ngày 11/9, Bộ Y tế cho biết, số mũi tiêm thực hiện trong ngày là 82.201 tại 21 tỉnh, thành phố, trong đó có 70.688 mũi cho người từ 12 tuổi trở lên và 11.513 mũi cho trẻ 5-11 tuổi, nâng tổng số vaccine đã tiêm ở nước ta đến nay là 258.694.921 mũi.

Qua thống kê của Bộ Y tế cho thấy thời gian gần đây bên cạnh một số ngày ghi nhận ca mắc mới COVID-19 dưới 2.000 ca/ ngày thì đa phần số ca mắc COVID-19 có dấu hiệu gia tăng, thường từ trên 2.000 - trên 3.000 ca/ ngày; thậm chí có những ngày ca mới gần 3.900 F0. Biến thể BA5 đang dần chiếm ưu thế trong các ca COVID-19 mới tại nhiều địa phương.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Về tình hình tiêm chủng:

Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên, kết quả tiêm mũi 3 đến nay cho thấy tổng số có 50.374.185 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 77,3%) tăng 0,1% so với ngày trước đó, trong ngày có 18 tỉnh triển khai với 27.645 người được tiêm:

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp: Bình Định (57,9%); Khánh Hòa (55,5%); Đồng Nai (52,9%); Đồng Tháp (58,7%); Bình Phước (59,4%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Bắc Giang (98,1%); Quảng Ninh (96,0%); Nghệ An (99,5%).

Tiêm mũi 4: Tổng số có 14.966.971 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 78,8%) tăng 0,1% so với ngày trước đó, trong ngày có 20 tỉnh triển khai với 28.615 người được tiêm.

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 4 thấp: Đà Nẵng (50,6%); Phú Yên (60,7%); TP.HCM (51,5%); Đồng Nai (55,5%); Tây Ninh (55,5%); Bạc Liêu (61,8%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 cao: Thanh Hóa (99,6%); Bắc Giang (99,7%); Gia Lai (97,4%).

Liên quan đến việc tiêm mũi 3 và 4 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các chuyên gia cho hay nhiên hiệu lực của vaccine giảm tương đối nhanh sau 3-5 tháng, vì vậy, để duy trì hiệu quả bảo vệ, cần phải tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các chuyên gia cũng thông tin thêm các nghiên cứu cũng cho thấy, những người mắc bệnh nền, người cao tuổi miễn dịch sẽ giảm nhanh hơn so với người bình thường. Vì vậy, việc tiêm mũi 3 và 4 cho đối tượng này sẽ giúp phục hồi miễn dịch.

Theo Bộ Y tế nhiều địa phương ở nước ta đã ghi nhận các biến thể phụ mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn, cùng đó số bệnh nhân COVID-19 nặng ở nước ta thời gian gần đây thường xuyên suy duy trì ở mức trên 100- 150 trường hợp thở oxy, thở máy.

Trong khi qua đánh giá các ca bệnh COVID-19 nặng và tử vong có khoảng 35% số ca bệnh chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vaccine phòng COVID-19, do đó Bộ Y tế đề nghị tăng cường rà soát và triển khai truyền thông và tiêm vaccine cho người dân, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Cùng chuyên mục

Nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Nguyên, trong kỳ nghỉ lễ 2/9, sau tiếp nhận thông tin 3 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên mắc bệnh, phải chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Nguyên phối hợp Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên thực hiện điều tra, giám sát các trường hợp cụ thể.
Đồng Nai ghi nhận ca bệnh từ vi khuẩn Whitmore đầu tiên
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, đến ngày 3/9, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi T.T.D.M., (14 tuổi, ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore đã ổn định và đang tiếp tục điều trị theo phác đồ, dự kiến 2 tuần nữa bệnh nhi được xuất viện. Đây là ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore đầu tiên ghi nhận ở Đồng Nai.
Phú Thọ: 152 công nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam ổn định sức khỏe, được ra viện
Sau 2 ngày được điều trị kịp thời theo quy trình và đúng phác đồ của Bộ Y tế, chiều ngày 30/8/2024, 152 công nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam (Lô CN 5, Cụm công nghiệp Hoàng Xá, Huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ) đã ổn định sức khỏe và được xuất viện.
Việt Nam có thêm vaccine mới phòng 23 chủng phế cầu nguy hiểm
Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức đưa vào tiêm chủng vaccine mới phòng 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.

Tin mới