Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 25/12/2019 10:30 (GMT+7)

Hóc Môn - TP. Hồ Chí Minh: Luật pháp bảo vệ người mua tài sản ngay tình

Trong ngày 10 và 11/6/2019, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 51/2017/TLPT-KDTM ngày 29/8/2018 về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vốn góp”.

Nguyên nhân là do bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 950/2018/KDTM-ST ngày 19/7/2018 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo.

Nội dung bản án thể hiện: Vào đầu năm 1995, ông Kuo Hsi Tung (quốc tịch Trung Quốc) sang Việt Nam. Hưởng ứng chính sách mở cửa của Việt Nam, ông Kuo Hsi Tung mong muốn được đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Do thiếu hiểu biết pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nên ông Kuo Hsi Tung đã đầu tư tiền, máy móc, thiết bị và nhờ các công dân Việt Nam đứng tên để thành lập Công ty TNHH Thương mại sản xuất Hạp Tiến (HATICO), theo Giấy phép thành lập Công ty số 1181/GP-UB do UBND thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 06/6/1995 và Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 051029 do Ủy ban Kế hoạch thành phố Hồ Chi Minh cấp ngày 02/8/1995. Trụ sở đặt tại 186/1C Quốc lộ 22, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy hai công dân Việt Nam đứng tên thay nhưng toàn bộ mọi hoạt động của Công ty TNHH Hạp Tiến đều do ông Kuo Hsi Tung trực tiếp quản lý và điều hành.

Năm 2001, căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, ông Kuo Hsi Tung đã tiến hành các thủ tục để thành lập Công ty TNHH Sản xuất Hạp Tiến (HATICO CO.,LTD.), là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo Giấy phép đầu tư số 238/GP-HCM ngày 20/6/2001 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số vốn đăng ký là: 1.226.016,2 Mỹ kim, trên cơ sở hợp pháp hóa số vốn 411.390,34 Mỹ kim do Công ty TNHH Thương mại sản xuất Hợp Tiến hoàn trả và bổ sung nguồn vốn lưu động 814.625,86 Mỹ kim.

Do tại thời điểm đó, pháp luật Việt Nam quy định loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH phải có từ hai thành viên trở lên. Trên cơ sở quen biết, thân hữu trong gia đình, ông Kuo Hsi Tung có nhờ ông Kuo Hui Tung (nguyên đơn) đứng tên trên hình thức để có đủ hai thành viên và tự mình làm mọi thủ tục thành lập Công ty TNHH Sản xuất Hạp Tiến. Mặc dù trong Biên bản thỏa thuận góp vốn, thành lập Hội đồng quản trị, Ban điều hành công ty ngày 23/5/2001 có ghi tên ông Kuo Hui Tung, góp 245.203 Mỹ kim (20% tổng giá trị vốn góp). Nhưng đây chỉ là số vốn dự kiến đóng góp để làm thủ tục thành lập công ty.

Điều này đã được ghi nhận tại Điều 5 Điều lệ Công ty TNHH Sản xuất Hạp Tiến; Nội dung 5 Mục II của Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày 23/5/2001. Sau đó, trên thực tế từ khi thành lập doanh nghiệp, ông Kuo Hui Tung không hề góp một đồng vốn nào, không quan tâm và không tham gia bất cứ hoạt động nào của Công ty TNHH Sản xuất Hạp Tiến. Toàn bộ số tiền góp vốn, quản lý, điều hành công ty đều do một mình ông Kuo Hsi Tung trực tiếp thực hiện.

Sau khi có Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2005, Nhà nước cho phép thành lập loại hình Công ty TNHH Một thành viên. Để hợp thức hóa toàn bộ 100% vốn đầu tư của riêng mình tại Công ty TNHH Sản xuất Hạp Tiến, ông Kuo Hui Tung thống nhất làm thủ tục chuyển nhượng vốn bằng hình thức giấy tờ để ông Kuo Hsi Tung đăng ký đứng tên 100% số vốn đầu tư hiện có của Công ty TNHH Sản xuất Hạp Tiến. Trong quá trình làm thủ tục, ông Kuo Hsi Tung đã gửi hồ sơ hợp đồng chuyển nhượng vốn góp về Đài Loan cho ông Kuo Hui Tung ký và nhận lại cùng bản sao hộ chiếu của ông Kuo Hui Tung chuyển. Trên cơ sở đó, ông Kuo Hsi Tung đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng vốn vào ngày 30/8/2006.

Theo Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư số 238/GCNĐCI-HCM do UBND thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 02/10/2006, ông Kuo Hsi Tung là duy nhất là nhà đầu tư với 100% vốn nước ngoài tại Công ty TNHH Sản xuất Hạp Tiến. Đồng thời, là cơ sở để đăng ký lại Công ty TNHH Sản xuất Hạp Tiến hoạt động theo loại hình Công ty TNHH Một thành viên.

Ngày 10/4/2009, ông Kuo Hsi Tung làn thủ tục chuyển nhượng toàn bộ số vốn của mình tại Công ty TNHH Một thành viên Hạp Tiến cho bà Nguyễn Thị Phi Loan. Sau khi nhận chuyển nhượng, bà Phi Loan đổi tên doanh nghiệp thành Công ty TNHH Một thành viên sản xuất Thuận Viên do bà Phi Loan làm chủ sở hữu (vốn trong nước).

Đến ngày 06/5/2013, do hoàn cảnh cá nhân, bà Phi Loan đã lập Hợp đồng công chứng mua bán toàn bộ công trình xây dựng gắn liền với đất thuê tại địa chỉ 186/1C ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn cho ông Lê Nguyễn Việt Sơn. Vì nguyên nhân nào đó, ông Kuo Hui Tung cho rằng bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền tương đương 20% số vốn pháp định đăng ký tại Công ty Hạp Tiến nên ông ta đã khởi kiện, đòi hoàn trả “các quyền lợi hợp pháp” có trong doanh nghiệp này.

Qua hồ sơ, chứng cứ cũng như lời khai của ông Kuo Hui Tung, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận định: Việc ông Kuo Hui Tung cho rằng ông có góp vốn thành lập Công ty Hạp Tiến song không chứng minh được tài liệu, chứng cứ có việc góp vốn. Mặc dù hai bên có ký thỏa thuận nhưng từ đó cho đến nay, ông Kuo Hui Tung không góp vốn vào doanh nghiệp này. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam thì không còn là thành viên của công ty. Do đó, yêu cầu khởi kiện đề nghị hủy bản sửa đổi Điều lệ Công ty Hạp Tiến và hủy Hợp đồng chuyển nhượng vốn giữa ông Kuo Hsi Tung và bà Nguyễn Thị Phi Loan là không có căn cứ chấp nhận.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của ông Kuo Hui Tung. Giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 950/2018/KDTM-ST ngày 19/7/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài những quyết định khác, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh một lần nữa, chấp nhận yêu cầu độc lập của ông Lê Nguyễn Việt Sơn. Tuyên bố Hợp đồng mua bán công trình gắn liền với đất ký ngày 06/5/2013 giữa Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất Thuận Viên (do bà Nguyễn Thị Phi Loan đại diện) và ông Lê Nguyễn Việt Sơn là có hiệu lực. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Việc hiện nay có người đang ở trong khu vực đất vì họ cho rằng liên quan đến việc hợp tác kinh doanh với ông Kuo Hui Tung. Tuy nhiên, bản án đã không công nhận ông Kuo Hui Tung có 20% cổ phần nên việc những người cho rằng mình “hợp tác” với ông Kuo Hui Tung để kinh doanh tại đây là không hề liên quan đến vụ án này. Càng không liên quan đến việc thi hành án đối với những người “hợp tác” này. Bởi đối với việc mua bán giữa hai bên bên bán chuyển nhượng đã tự nguyện giao tài sản cho người được chuyển nhượng và được pháp luật công nhận.

Hơn sáu năm kể từ ngày thanh toán toàn bộ số tiền mua bán công trình gắn liền với đất và trải qua 04 lần xét xử sơ thẩm, kéo dài trong nhiều năm do những người mà ông Sơn không hề quen biết từ trước đó tạo ra vụ kiện, nhưng đến nay vẫn chưa hết khó khăn.

Mặc dù là chủ sở hữu hợp pháp toàn bộ công trình gắn liền với đất tại địa chỉ 186/1C ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận cùng với phán quyết của các cấp Tòa theo tố tụng nhưng hiện nay, ông Sơn gặp khó khăn khi xuất hiện tại công trình mà mình làm chủ sở hữu.

Điều chúng tôi chưa thể lý giải bởi hồ sơ đã chứng minh việc ông Sơn “bị” Đội Cảnh sát Hình sự - Công an huyện Hóc Môn gửi giấy mời đến làm việc với lý do “làm việc theo đơn thưa” vào lúc 9 giờ ngày 23/10/2019. Dù khó hiểu nhưng ông Sơn vẫn chấp hành.

Thiết nghĩ, luật pháp chính là những mắt xích giúp cỗ máy Nhà nước có thể hoạt động. Người dân đều luôn cần một môi trường pháp luật rành mạch, công minh và vững chắc để được bảo vệ an toàn. Pháp luật dễ đi vào đời sống của người dân khi được thực thi một cách nghiêm minh.

Giữ được tinh thần cởi mở nhưng không “dễ dãi”. Vai trò kiểm tra, giám sát thường xuyên của cảnh sát khu vực, tổ dân phố, chính quyền phường, xã cơ sở cần phải được chấn chỉnh. Phát huy vai trò của toàn bộ hệ thống chính trị cơ sở trong phát hiện, thông báo cho cơ quan chức năng các biểu hiện nghi vấn, làm trái pháp luật của người nước ngoài trên địa bàn. Làm rõ, xử lý nghiêm các hành vi, thủ đoạn của người Việt móc nối, che giấu, tiếp tay cho người nước ngoài vi phạm pháp luật.

Cùng chuyên mục

Bà Trương Mỹ Lan gửi đơn kháng cáo bản từ trại tạm giam
Ngày 26/4, bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan.
Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội 'Loạn luân"
Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lê Tùng Vân (SN 1932; ngụ ấp lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa) để điều tra làm rõ về hành vi "Loạn luân".
Đề nghị truy tố cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 254 bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên
Ngày 19/3, tại Phòng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa phúc thẩm, xem xét đơn kêu oan của Trần Thị Hiền (sinh năm 1975, mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại dịp Tết 2019) và Vì Thị Thu (sinh năm 1982) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy".

Tin mới

Xử lý ra sao nếu đến muộn phỏng vấn ở công ty Nhật?
Văn hóa đúng hẹn trong các công ty Nhật luôn là chủ đề mà bất kỳ ứng viên nào khi tìm việc cũng cần lưu ý, nhất là trong buổi phỏng vấn. Muộn phỏng vấn mặc dù không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không biết cách xử lý sẽ khiến bạn bị mất ngay lập tức cơ hội vào vòng tiếp theo.