Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 24/03/2022 11:15 (GMT+7)

Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam rất tự hào về nghệ sĩ Lâm Tấn Tài

Mới đây, tại hội trường Hội nhiếp ảnh TP.HCM (số 222 đường Sương Nguyệt Ánh, quận 1, TP.HCM) diễn ra chương trình Hội thảo với chủ đề “Cuộc đời & Sự nghiệp Cố nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lâm Tấn Tài”.

Thành phần tham dự Hội thảo gồm có: bà Nguyễn Thị Thu Đông- Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, ông Hồ Sỹ Minh- Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, ông Đoàn Hoài Trung- Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh TP.HCM, bà Nguyễn Hồng Nga- Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh TP.HCM, ông Hoàng Thạch Vân- Uỷ viên BCH Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.

ns-lam-tan-tai-1-1648094021.jpg
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.
nghe-si-nhiep-anh-tan-tai-1648094125.PNG
Đại biểu nữ tại buổi Hội thảo.

Khách mời chương trình có: Đại tá Ngô Xuân Giang- Phó Giám đốc Trung tâm Phát thanh Truyền hình Quân đội nhân dân Việt Nam. ông Nguyễn Trọng Nghĩa- Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã gửi lẵng hoa chúc mừng chương trình.

Lâm Tấn Tài (1935-2001), quê ở tỉnh Đồng Tháp, sinh ngày 22/5/1935 tại phường Thắng Tam, Bà Rịa- Vũng Tàu. Anh đi theo cách mạng từ tháng 5/1947, năm ấy mới 12 tuổi, làm liên lạc cho Công an huyện Long Thành, Biên Hòa, liên lạc viên của Đại đội B, Chi đội 16 Bà Rịa- Vũng Tàu, rồi tham gia văn công trước khi tập kết ra Bắc năm 1954.

Ở ngoài Bắc, người thanh niên ấy cũng như tất cả con em miền Nam tập kết đều được học văn hóa tại các trường phổ thông, và đại học để đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam. Lâm Tấn Tài theo học ở Trường học sinh Miền Nam, được chăm sóc chu đáo từ nơi ăn, chốn ở, đến trường lớp khang trang trong sự đùm bọc đầm ấm của thầy cô giáo và nhân dân Miền Bắc. Anh tốt nghiệp phổ thông vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước năm mà nhà thơ Tố Hữu viết ra những vần thơ đầy hào sảng về vị thế dân tộc ta, một dân tộc đang được thế giới ngưỡng mộ: “Chào sáu mốt đỉnh cao muôn trượng/ Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hướng/ Trông lại ngàn xưa, trông tới mai sau/ Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu…”.

hoi-nsna-3-1-1648094227.jpg
Đại biểu tham dự tại buổi Hội thảo.

Nhắc đến nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lâm Tấn Tài, không ai là không nhắc đến những đóng góp quan trọng của anh đối với phong trào nhiếp ảnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, lúc anh là Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam (khóa II). Nhờ sáng kiến tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Hậu Giang là tỉnh đầu tiên đăng cai vào tháng 2/1996, khiến cho không khí sáng tác ảnh ở phía Nam sôi động và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hoạt động này được Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tiếp thu, mở rộng trong toàn quốc, giúp cho nhiếp ảnh Việt Nam khởi sắc, phát triển mạnh tới ngày nay.

ns-lam-tan-tai-2-1648094278.jpg
Ông Hồ Sỹ Minh- Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thu Đông- Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và ông Đoàn Hoài Trung- Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh TP.HCM. (theo từ trái sang)

Đây chính là dấu mốc lịch sử cho giới nhiếp ảnh Đồng bằng Sông Cửu Long, là niềm vui, niềm phấn khích khi cơ hội mở ra cho phong trào nhiệp ảnh Đồng bằng Sông Cửu Long lan tỏa. Có thể khẳng định đây chính là xuất phát điểm, là mô hình được nhân lên thành Liên hoan ảnh nghệ thuật 8 khu vực trên cả nước cho đến hôm nay. Và sau này, một số Hội chuyên ngành Văn học Nghệ thuật Trung Ương cũng học tập mô hình này. Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh, có thể nói từ ngày thành lập đến nay, với tài tổ chức của ông trong vai trò nhà lãnh đạo hoạt động nhiếp ảnh của thành phố mang tên Bác và các tỉnh Nam bộ, miền Đông Nam bộ, thì nơi đây luôn là điểm sáng của nền nhiếp ånh Việt Nam.

ns-lam-tan-tai-4-1648094435.jpg
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi Hội thảo.

“Với cá nhân tôi, kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với anh Lâm Tân Tài đó là vào năm 2001, bốn Câu Lạc bộ Nhiếp ảnh nữ của cả nước gồm Hải Âu (TP.HCM), Âu Cơ, Núi Đôi (Hà Nội) và Đồng bằng Sông Cửu Long tổ chức giao lưu và khai mạc triển lãm ảnh tại Hội Nhiếp ảnh Thành phố. Tôi cùng các thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh nữ Đồng bằng sông Cửu Long gần 20 chị đến thăm anh Tài, lúc này anh bệnh khá nặng không nói được. Sau một vài câu hỏi thăm anh Tài, sau đó anh ra dấu cho chị Kim Liên lấy cuốn sổ và cây viết ra viết, hỏi thăm sức khỏe của chị em. Là người con của Đồng bằng sông Cửu Long, tôi cũng như một số các đồng nghiệp được thừa hưởng những thành tựu nhiếp ảnh trong khu vực để phát triển đến ngày hôm nay, một phần nhờ vào sự động viên, dìu dắt của cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Tấn Tài.”- Trích lời tham luận của Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam - nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Thị Thu Đông.

Cùng chuyên mục

Đề xuất mua điện tái tạo không qua EVN
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong góp ý với dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp, đã nêu quan điểm cho mọi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đều có thể mua điện tái tạo trực tiếp thay vì qua EVN.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ông Piotr Tsvetov, Phó Giáo sư Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao LB Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội hữu nghị Nga-Việt đã có dịp trao đổi về ý nghĩa của chiến thắng vĩ đại này.
Bộ Công thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành thuốc lá điện tử
Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội về việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam.

Tin mới

Những đơn vị tiếp nhận xử lý thông tin về vi phạm giao thông
Thời gian qua, một số trường hợp người dân cung cấp thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm trên mạng xã hội đã được CSGT ghi nhận, xác minh, xử lý. Vậy, lực lượng Công an có đầu mối tiếp nhận các loại thông tin này để người dân cung cấp trực tiếp không? Hướng dẫn cụ thể thế nào?