Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 30/05/2024 08:47 (GMT+7)

Hướng dẫn giải quyết việc nuôi con khi ly hôn

Tòa án nhân dân Tối cao mới đây đã ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình, trong đó có hướng dẫn giải quyết việc nuôi con khi ly hôn.

Hướng dẫn giải quyết việc nuôi con khi ly hôn
Ảnh minh hoạ.

Theo Nghị quyết, khi xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây:

(i) Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;

(ii) Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;

(iii) Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ;

(iv) Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con;

(v) Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;

(vi) Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con;

(viii) Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.

Bên cạnh đó, việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình và khoản 3 Điều 208 của Bộ luật Tố tụng dân sự phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

(i) Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình;

(ii) Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con;

(iii) Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con.

Ngoài ra, người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” quy định tại khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; Ví dụ: Trường hợp người mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, không còn khả năng đi lại thì Tòa án không giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

(ii) Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

(iii) Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trường hợp điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người cha không tốt hơn điều kiện của người mẹ hướng dẫn nêu trên thì Tòa án quyết định giao con cho mẹ trực tiếp nuôi.

Cùng chuyên mục

Chính thức cho phép đấu giá biển số xe máy
Luật Trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, trong đó, Luật có quy định giá khởi điểm một biển số xe mô tô, xe gắn máy đưa ra đấu giá không thấp hơn 05 triệu đồng.
Biển số xe được quản lý theo mã định danh
Ngày 27/6, Quốc hội thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Một trong những điểm mới trong Luật là biển số xe được quản lý theo mã định danh. Điểm này được nêu tại Điều 36, quy định về biển số xe.
13 trường hợp có thể đăng ký thuế tại cơ quan Thuế
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế thay thế Thông tư 105/2020/TT-BTC. Theo dự thảo, trường hợp Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư thực hiện truyền thông tin chủ động cho Cơ sở dữ liệu thuế khi cấp số định danh cá nhân, cơ quan Thuế cập nhật ngay số định danh cá nhân vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế để sử dụng làm mã số thuế cho cá nhân mà không yêu cầu cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan Thuế.
Hướng dẫn giải quyết đối với các trường hợp ly hôn
Tòa án nhân dân Tối cao mới đây đã ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình, trong đó có hướng dẫn giải quyết đối với các trường hợp ly hôn.
Vụ xe ô tô bị tàu hỏa đâm khi đỗ sát đường ray: Chủ xe có được bảo hiểm bồi thường?
Mới đây, trên địa bàn phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, một chiếc ô tô đỗ sát đường ray đã bị tàu hỏa đâm trúng, gây hư hỏng nặng. Mặc dù trước đó người dân phát hiện tàu hỏa đi đến đã tri hô, lái xe cố gắng nhưng không kịp lái xe đi nơi khác. Vậy, trong tình huống này lái xe có được bảo hiểm đền bù thiệt hại không, hành vi đỗ xe sát đường ray tàu hỏa có bị xử phạt?.

Tin mới

Những điều người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực
Ngày 29/6, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho biết, từ ngày 01/7, Bộ Công an đã sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ để thu nhận hồ sơ, cấp thẻ căn cước cho công dân, giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.