Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 24/06/2022 16:00 (GMT+7)

Hướng dẫn mới nhất về đối tượng tiêm, liều lượng, loại vaccine phòng Covid-19

Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 3309/BYT-DP BYT-DP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng hướng dẫn tiêm vaccine phòng Covid-19.

Bộ Y tế cho biết, thời gian qua đã liên tục cập nhật và ban hành các văn bản hướng dẫn tiêm vaccine phòng Covid-19 cho các đối tượng trên cơ sở hướng dẫn của nhà sản xuất, khuyến cáo của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế. 

tm-img-alt
Ảnh minh họa. 

Để thuận lợi trong quá trình tổ chức tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho các đối tượng và trên cơ sở các hướng dẫn đã ban hành, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi bổ sung, mũi nhắc lại, mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 8/2022, bảo đảm an toàn, hiệu quả. Khẩn trương tổ chức triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 mũi 4 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên có chỉ định tiêm. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm mũi 3 vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi. 

Về tiêm vaccine phòng Covid-19 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên

Văn bản của Bộ Y tế nêu rõ việc tiêm liều bổ sung (liều này không phải mũi 3) cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên, bao gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu; Người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T (một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư) hoặc được cấy ghép tế bào gốc (trong vòng 2 năm qua); người suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (ví dụ hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich); người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao. 

Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell) hoặc vaccine Sputnik V. 

Vaccine tiêm là loại vaccine cùng với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA; hoặc vaccine Astrazeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell). 

Khoảng cách: Tiêm một mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng. 

Liều lượng: Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép. 

Người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.

Về tiêm liều nhắc lại lần 1 - mũi 3 (không tính liều bổ sung) 

Đối tượng: Người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (đủ 1 hoặc 2 hoặc 3 tùy theo loại vaccine và mũi bổ sung nếu có).

Loại vaccine: Cùng loại vaccine với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA; hoặc vaccine Astrazeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell) hoặc vaccine mRNA. 

Khoảng cách: Tiêm một mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản. 

Liều lượng: Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép. Đối với vaccine Moderna tiêm liều 0,25ml (1/2 liều cơ bản). 

Người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.

Về tiêm liều nhắc lại lần 2 - mũi 4

Đối tượng: Người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp. 

Loại vaccine để tiêm là vaccine mRNA (vaccine Pfizer hoặc Moderna); vaccine AstraZeneca; vaccine cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1). 

Khoảng cách: Ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (mũi nhắc lần 1). 

Người đã mắc Covid-19 sau tiêm mũi 3: Tiêm sau khi mắc Covid-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3. 

Về tiêm liều nhắc lại (mũi 3) vaccine phòng Covid-19 cho người từ 12 đến dưới 18 tuổi 

Đối tượng: Trẻ từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản (Mũi 1 và Mũi 2) 

Loại vaccine để tiêm là vaccine Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này. 

Liều lượng: Liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên.

Khoảng cách: Ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (Mũi 2). 

Người đã mắc Covid-19: Tiêm sau khi mắc Covid-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng. 

Về tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi 

Loại vaccine để tiêm là cùng loại được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này. Liều lượng theo độ tuổi tương ứng và khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong đó: Đối với vaccine Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi; Đối với vaccine Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi; Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc Covid-19: Tiêm sau khi mắc bệnh 3 tháng.

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc thêm gần 400 loại
Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc. Theo đó, trong đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc mới nhất này, Cục Quản lý Dược đã gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh...
Dấu hiệu nhận biết viêm gan C
Viêm gan C là một bệnh lây truyền qua đường máu. Viêm gan C nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.