Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 23/12/2023 14:50 (GMT+7)

Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa

Ngành Giáo dục tỉnh Cao Bằng đang thiếu khoảng 400 biên chế so với chỉ tiêu được giao. Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, xây dựng nền tảng tri thức vững chắc cho học sinh, ngành Giáo dục Cao Bằng đã đề ra nhiều giải pháp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa.

Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa

Cao Bằng còn thiếu 430 giáo viên so với biên chế được giao. Trong đó, cấp Mầm non thiếu 99 giáo viên, Tiểu học thiếu 154 giáo viên, Trung học cơ sở thiếu 130 giáo viên và Trung học phổ thông thiếu 47 giáo viên. Trong đó, toàn tỉnh thiếu 46 giáo viên Tin học; 79 giáo viên Tiếng Anh.

Nguyên nhân là do cần có số lượng lớn giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, trong khi đó khâu đào tạo, chuẩn bị đội ngũ giáo viên trong tỉnh chưa có lộ trình, hiệu quả chưa cao. Cùng với đó, quy định về trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên là trình độ đại học nên nhiều giáo viên tiếng Anh có trình độ cao đẳng không đủ điều kiện để nộp hồ sơ dự tuyển viên chức ngành giáo dục; việc đặt hàng đào tạo giáo viên không hiệu quả. Số giáo viên chuyển vùng, chuyển ngành và nghỉ chế độ có biến động lớn, đặc biệt đối với các huyện vùng sâu, vùng xa như huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm. Cụ thể, năm 2022, tại huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc có 16 giáo viên thôi việc; năm 2023 có 18 giáo viên xin thôi việc…

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, để khắc phục tình trạng này, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tuyển dụng giáo viên ngay khi có sinh viên ra trường và bố trí giáo viên kịp thời vào đầu năm học; đầu tư trang thiết bị dạy học trực tuyến tại huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (44 phòng học trực tuyến; kinh phí trên 4,2 tỷ đồng). Năm 2024, Sở sẽ tính tới giải pháp dạy học trực tuyến để hỗ trợ được các huyện vùng sâu, vùng xa trong thời gian thiếu giáo viên còn kéo dài.

Đồng thời Sở tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản về việc xin ý kiến đối với đề xuất xây dựng Nghị quyết về một số chính sách đặc thù để tuyển dụng giáo viên day tiếng Anh, tin học, nghệ thuật. Theo đó sẽ “cho phép các địa phương thiếu giáo viên, còn biên chế nhưng thiếu nguồn tuyển dụng được phép tuyển dụng giáo viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc tốt nghiệp các trường cao đẳng khác, nhưng có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để dạy các môn học Tiếng Anh, tin học, nghệ thuật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018".

Bên cạnh đó, thực hiện công tác đặt hàng đào tạo giáo viên theo hệ cử tuyển chuyên ngành Tiếng Anh, tin học đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, đặc biệt là đối với học sinh thường trú tại huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm để sau khi ra trường các em trở về phục vụ tại địa phương; có cơ chế ưu đãi đối với giáo viên công tác tại huyện vùng sâu, vùng xa để hạn chế chuyển vùng, đặc biệt đối với giáo viên môn Tiếng Anh, tin học.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...