Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 26/10/2023 07:04 (GMT+7)

Khám chữa bệnh Covid-19 thế nào sau ngày 20/10?

Theo Quyết định số 3896/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 19/10, bệnh Covid-19 chính thức chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 từ ngày 20/10. Vậy, sau ngày 20/10, người dân có được tiêm miễn phí vaccine Covid-19 không; người mắc Covid-19 có được khám, chữa bệnh miễn phí không?

Khám chữa bệnh Covid-19 thế nào sau ngày 20/10?Ảnh minh họa.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo tổ chức WHO, hiện nay vẫn chưa có khuyến cáo tiêm vaccine Covid-19 hàng năm. Tuy nhiên dựa trên những yếu tố thực tiễn như biến chủng mới của Covid-19 thì có thể sẽ có khuyến cáo mới tiếp theo.

Vì vậy, Bộ Y tế đã có kế hoạch sử dụng vaccine Covid-19 trong năm 2023, tiếp tục ưu tiên tiêm các đối tượng có nguy cơ như người cao tuổi, người có bệnh nền. Các mũi tiêm cơ bản cho người dân cũng đã triển khai đầy đủ.

Riêng trong năm 2023, tiêm vaccine Covid-19 sẽ vẫn miễn phí. Sang năm 2024, Bộ Y tế sẽ cập nhật thông tin mới.

Bên cạnh đó, về vấn đề thanh toán chi phí khám, điều trị bệnh Covid-19 khi bệnh này chuyển sang nhóm B, theo Bộ Y tế, từ ngày 20/10/2023, người bệnh đến khám và điều trị bệnh Covid-19 sẽ không được ngân sách nhà nước chi trả mà sẽ được hưởng chi trả theo quy định của bảo hiểm y tế hiện hành (tức là bảo hiểm y tế và người bệnh cùng chi trả).

Đối với người bệnh vào viện trước ngày 20/10 và ra viện sau ngày này, theo quy định, bệnh nhân sẽ được ngân sách nhà nước chi trả chi phí khám, điều trị bệnh đến trước ngày 20/10, từ ngày 20/10, quỹ BHYT sẽ chi trả chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân theo quy định của BHYT. Với người không có thẻ BHYT thì sẽ phải tự chi trả.

Trong trường hợp người bệnh không tham gia bảo hiểm y tế thì tự thanh toán. Cũng từ ngày 20/10, những người tham gia chống dịch Covid-19 cũng sẽ không được chi trả phụ cấp chống dịch khi bệnh chuyển từ nhóm A chuyển sang nhóm B.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?