Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 29/01/2024 07:16 (GMT+7)

Linh vật rồng tại Huế dần lộ diện, thiết kế tinh xảo đến từng chiếc vảy

Tạo hình linh vật rồng tại Huế được nhóm thiết kế lên ý tưởng và nghiên cứu công phu các chất liệu, làm sao lột tả được đường nét uyển chuyển của thân rồng, lại vừa mang những nét đặc trưng của văn hóa cung đình Huế độc đáo...

tm-img-alt
Những ngày này, hàng chục nhân lực đang tích cực hoàn thiện các linh vật rồng để đặt tại khu vực trước Bia Quốc học Huế vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
tm-img-alt
Theo UBND TP Huế, rồng linh vật được lựa chọn đặt tại Bia Quốc học Huế là rồng thời Nguyễn. Thiết kế là sự tổng hòa của hình tượng rồng lớn vĩ đại kết hợp với tạo hình trăm hoa đua nở. Dáng hình rồng biểu tượng cho một trang nhật ký nối dài câu chuyện thời sự và con người của vùng đất Cố Đô.
tm-img-alt
Công ty Cổ phần Sao Tháng Tám Việt Nam (AGS) - đơn vị thiết kế cho hay đã dày công nghiên cứu hình tượng rồng trên nhiều chất liệu, địa danh tại Huế, cũng như tham khảo và làm việc với các chuyên gia, nhà sử học để tạo ra thiết kế linh vật rồng đúng với nguyên mẫu, nhưng vẫn lột tả được sự sáng tạo, nét mới mẻ trong thiết kế.
tm-img-alt
Tạo hình linh vật rồng được nhóm thiết kế lên ý tưởng và nghiên cứu công phu các chất liệu, làm sao lột tả được đường nét uyển chuyển của thân rồng, lại vừa mang những nét đặc trưng của văn hóa cung đình Huế độc đáo, tạo ra linh vật rồng với cảm hứng truyền thống, mang tính truyền thống và gần gũi, bình dị, xuất hiện trong dân gian (mái đình) nhưng lại sống động và giàu tính biểu cảm.
tm-img-alt
"Từ những bản phác thảo đầu tiên, chúng tôi đã bắt đầu tìm kiếm những vật liệu cho thân rồng sao cho đáp ứng được các yêu cầu gắt gao về kỹ thuật và mỹ thuật. Những tiêu bản in 3D đầu tiên đòi hỏi và thôi thúc đơn vị thiết kế phải tìm kiếm loại vật liệu đặc tả được những chiếc vảy rồng, kỹ thuật đan chồng từng miếng tạo ra các mảng màu đan xen tạo hiệu ứng thị giác từ xa, nhưng khi nhìn gần vẫn thấy được từng chi tiết theo ý đồ thiết kế", chị Phi Ngọc Linh, Giám đốc Mỹ thuật AGS chia sẻ.
tm-img-alt
Móng linh vật rồng của Huế với kích thước khổng lồ.
tm-img-alt
Vảy rồng được nghiên cứu mô phỏng ngói thanh lưu ly Huế, loại ngói được sử dụng phổ biến cho các công trình cung điện, lăng tẩm và đền chùa cố đô, là biểu tượng cho sự hòa hợp giữa đất và trời, đặt vào đó hy vọng về một cuộc sống mưa thuận gió hòa, êm ấm và ổn định.
tm-img-alt
Với ý đồ thiết kế này, đơn vị thiết kế AGS đã lên ý tưởng cho vật liệu của linh vật rồng gồm có 3 chất liệu trên mỗi chiếc vảy. Phần ốp trong cùng được cắt CNC và chỉn chu lại bằng tay chất liệu sterobo nhẹ, không thấm nước, có khả năng chống chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tiếp đó, các nghệ nhân Huế dán tay lên một lớp simili màu làm nền, rồi may một lớp vải cắt CNC họa tiết chữ thọ lên trên.
tm-img-alt
Mỗi chiếc vảy đều được cắt, dán rồi may bằng tay, sau đó lại được sắp xếp lên thân rồng sao cho tạo ra hiệu ứng và màu sắc hài hòa. Chưa kể, để lột tả được các khúc uốn lượn, cũng như tạo ra tổng thể thân rồng thuôn dài về đuôi, các miếng vảy phải được cắt, đo và căn chỉnh bằng tay, vậy nên mỗi chiếc vảy là độc nhất, tinh xảo và rất kỳ công.
tm-img-alt
Theo phối cảnh, 2 con rồng với kích thước khoảng 30m mỗi con sẽ được đặt đối xứng ở thế “rồng chầu mặt nguyệt”, tạo thành hình thái vòm tự nhiên, bao quanh bởi tạo hình bông sen Huế truyền thống. Mặt rồng vươn cao về phía trời xanh, tỏ rõ khát vọng một thành phố Huế vươn lên phát triển.
tm-img-alt
Hiện nay, các đơn vị thi công đang tích cực hoàn thiện các hạng mục 2 linh vật rồng.
tm-img-alt
Theo dự kiến việc lắp đặt linh vật rồng sẽ hoàn thành vào ngày 22 tháng Chạp. Đây sẽ là điểm nhấn, nơi check-in, tham quan lý tưởng cho người dân và du khách vào dịp Tết Nguyên đán năm nay.

Cùng chuyên mục

Tin mới