Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 29/01/2020 00:51 (GMT+7)

Mùa xuân bình yên trên cao nguyên Mộc Châu

Mộc Châu nổi tiếng là vùng đất đẹp quanh năm, bốn mùa cỏ cây xanh mướt, hoa lá đua nở, trái ngọt thơm cùng nhiều cảnh quan đặc sắc vùng Tây Bắc.

Thế nhưng, dịp cuối năm dường như được yêu thích hơn cả, bởi thay vì lo toan bận rộn chuẩn bị cho Tết thì bạn lại được đắm chìm vào không gian bình yên, lãng mạn của rừng núi nơi này, được thưởng ngoạn phong cảnh đang vô cùng tươi đẹp chào đón mùa xuân mới. 

Mộc Châu những ngày tết đến xuân về, vẫn cái se lạnh đặc trưng của rẻo cao phương Bắc, nhưng vấn vương đâu đó trong từng khoảng không là hơi thở ngọt ngào của mùa xuân. Mộc Châu những ngày đầu năm luôn khiến những kẻ ham đi cứ bứt rứt, bồn chồn, bởi khi ấy Mộc Châu đẹp lắm, chìm lẫn trong màn hoa tuyết đang bung nở trắng trời.

Hoa mận là loài hoa mang vẻ đặc trưng của mùa xuân Mộc Châu.

Lên Mộc Châu những ngày này là lên với thiên đường của sắc mận trắng tinh khôi, màu vàng rộm của hoa dã quỳ, màu hồng phấn của hoa đào và nhiều màu sắc của những đóa hoa dại mọc ven lối đi….để khi lạc bước rồi, người ta mới ngỡ ngàng trước khung cảnh thần tiên nơi ấy, phải thốt lên rằng “có phải chăng tuyết mùa xuân đang rơi khắp cả rừng cây?”

Người ta gọi hoa mận là sứ giả mùa xuân của Mộc Châu. Khi những cánh hoa đầu tiên bung nở cũng là lúc trời đất chuyển giao, là khi đồng bào người Mông rộn ràng chuẩn bị đón Tết truyền thống của họ. Và rồi trong cái không khí đầy niềm hân hoan ấy, Mộc Châu lại thay màu áo mới, khoác lên mình tấm áo bông tuyệt đẹp được thêu dệt nên bởi những bông mận trắng ngần.

Xuân sang, Mộc Châu được dịp chuyển mình, khắp nơi nơi rạo rực và rộn ràng hơn hẳn, đất trời đổi thay để chào đón những tháng ngày ấm áp. Vùng sơn cước ấy dịu dàng biết bao khi xuân tràn về trên mọi nẻo đường, khắp những bản làng. Những tia nắng chớm xuân vàng ươm như rót mật vội vã len lỏi khắp từng nhánh cây, kẽ lá sau những ngày đông dài miên man. Những nụ đào mới ngày nào còn e thẹn mà khi xuân vừa đến, lại bung nở rực rỡ, nô đùa và nhảy múa cùng ong bướm.

Du lịch Mộc Châu mùa xuân vào những  ngày Tết, ngoài cơ hội thưởng ngoạn khung cảnh diệu kỳ, du khách còn có dịp trải nghiệm cái Tết độc đáo của người miền cao. Những chiếc váy mùa xuân của người Mông dường như lung linh và sắc sỡ hơn nhiều, nụ cười ai cũng rực rỡ hơn, tiếng hát, tiếng khèn và điệu nhảy tràn đầy sức sống như ‘thôi miên’ trái tim người lữ khách phương xa. 

Đặc biệt, ở Mộc Châu còn có những trang trại chăn nuôi bò sữa nên du khách sẽ được thưởng thức sữa tươi thơm ngon, nầm bò chao dầu ăn ở ngoài giòn nhưng bên trong lại mềm, sách bò xào măng rất nổi tiếng… Bên cạnh đó, du khách có thể đến với hang Dơi có nhiều nhũ đá lấp lánh, Thác dải yếm với tiếng suối róc rách tự tình, Happy land, đồi chè, rừng thông Bản Áng, Ngũ Động Bản Ôn với rừng mận, rừng đào, cải trắng ở hai bên đường và hang động đẹp, bản Ba Phách có hàng chục mẫu ruộng trồng hoa cải trắng, bản Thông Cuông, bản Loóng Luông là xứ sở của mận tam hoa, hoa đào bung nở vào mùa xuân; Khu bảo tồn Xuân Nha, những di tích lịch sử như hóa thạch động vật bản Chiền Yên, hang mộ Tạng Mè….

Song song với những danh lam thắng cảnh nên thơ trữ tình, thì Mộc Châu còn có nhiều nét văn hóa đặc sắc hội tụ lại như chợ tình, suối nước nóng…. Hàng năm, duy trì ít nhất 6 sự kiện văn hóa tiêu biểu gồm Lễ hội Hết Chá, Lễ hội Cầu mưa, Ngày hội văn hóa các dân tộc Mộc Châu, Ngày hội hái quả, Hội thi hoa hậu bò sữa, Ngày hội trà cao nguyên Mộc Châu. Phát triển 5 điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Để tạo điều kiện cho Mộc Châu phát triển, PGS. TS. Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng: Sơn La tập trung phát triển du lịch cộng đồng, nhưng cần tránh sự trùng lặp về sản phẩm với các tỉnh vùng Tây Bắc; đồng thời xây dựng chính sách để thu hút các hãng lữ hành trong việc kết hợp với cộng đồng phát triển du lịch. Sơn La cần có chính sách phát triển du lịch một cách có hệ thống, và đặc biệt cần quan tâm đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững.

Trong quá trình phát triển du lịch bền vững, huyện Mộc Châu luôn xác định phải làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Do đó, huyện đã ban hành quy chế về quản lý giá cả dịch vụ, bảo vệ môi trường, tổ chức hoạt động văn hoá tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện, xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn, quy định cụ thể về công tác vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch và chế tài xử lý làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm.

Mộc Châu đang tập trung phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và nông nghiệp.

Trong thời gian tới, Mộc Châu sẽ được quy hoạch trở thành khu vực động lực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La và của vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao gắn với cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu sẽ hình thành 3 trung tâm du lịch trọng điểm gồm: Trung tâm nghỉ dưỡng Mộc Châu, trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu và trung tâm vui chơi giải trí Mộc Châu; hình thành các bản du lịch cộng đồng bao gồm: Bản Áng (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu), bản Vặt (xã Mường Sang, huyện Mộc Châu), bản Tà Phình (xã Tân Lập, huyện Mộc Châu), bản Mường Khoa (xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ)…

Cùng với đó là thu hút đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch quan trọng như: khu du lịch rừng thông Bản Áng; khu du lịch thác Dải Yếm; trung tâm thương mại cửa khẩu Lóng Sập; khu du lịch Ngũ động Bản Ôn; khu du lịch sinh thái rừng Pó Cốp; khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Xuân Nha… Hình thành tuyến du lịch liên quốc gia Mộc Châu - Lào qua cửa khẩu Lóng Sập và kết nối mở rộng sang các nước ASEAN như: Thái Lan, Myanma…; Phát triển các tuyến du lịch nội vùng từ Thị trấn Mộc Châu tới các điểm tham quan, điểm di tích văn hóa - lịch sử trong Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu...

Tiếp tục phát triển các mô hình nông nghiệp tương hỗ cho phát triển du lịch, xây dựng các mô hình tham quan du lịch nông nghiệp. Khai thác, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, đặc trưng tiêu biểu của nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu. Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường, tập trung nâng cao nhận thức của người dân về môi trường. Xây dựng Mộc Châu thành điểm đến an toàn và thân thiện cho du khách.

Cùng chuyên mục

Tạm dừng tuyến đi bộ leo núi Lang Biang do không đảm bảo an toàn
Chiều 31/10, lãnh đạo Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) đã thông báo tạm dừng tuyến đi bộ lên đường mòn Lang Biang ở độ cao 2.167m. Nguyên nhân là do không đảm bảo an toàn cho du khách, nhất là các du khách tự phát, không đăng ký với đơn vị chủ rừng trước khi đi.
Cận cảnh di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ
Sau 1 năm rưỡi tiến hành tu bổ, di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) - biểu tượng của Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã hoàn thành các hạng mục chính, chuẩn bị khánh thành phục vụ khách tham quan.
Thí điểm du lịch đêm ở 12 địa phương
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ này vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 7. Trong đó phát triển sản phẩm du lịch đêm là một trong nhiều nội dung nhận được nhiều sự quan tâm.

Tin mới

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.
Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.