Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 07/04/2021 07:55 (GMT+7)

Mục tiêu trong năm nay có vaccine Covid-19 trong nước

Tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nghiên cứu, phát triển vaccine phòng Covid-19, Bộ Y tế đã đề xuất mục tiêu có vaccine trong năm nay để từng bước đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong nước.

Theo nội dung trong dự thảo Quyết định, mục tiêu cụ thể trong năm nay là thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất vaccine tại Việt Nam và các năm tiếp theo.

1-muc-tieu-trong-nam-nay-co-vaccine-covid-19-trong-nuoc-1617781849.jpg

Không chỉ sản xuất trong nước, mục tiêu cũng đề cập đến việc tăng cường hợp tác với các nước, các nhà sản xuất nước ngoài để chuyển giao công nghệ hoặc nhập khẩu vaccine bán thành phẩm về đóng ống, sản xuất tại Việt Nam. Để có số tiền sản xuất vaccine trong nước cần huy động các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước và từ các nguồn xã hội hóa để nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất vaccine để có đủ vaccine đáp ứng nhu cầu tiêm phòng cho người dân. 

Cũng theo dự thảo đã nêu, Bộ Y tế sẽ rà soát, sửa đổi các quy định theo hướng rút ngắn thời gian thử nghiệm, cấp phép nhưng vẫn phải đặt yêu cầu về các điều kiện sản xuất vaccine theo quy định.
Bộ sẽ yêu cầu các đơn vị nghiên cứu vaccine thúc đẩy quá trình thử nghiệm vaccine, rút ngắn tối đa thời gian của các giai đoạn 1, 2, 3, có phương thức thử nghiệm phù hợp.

Khi kết quả thử nghiệm lâm sàng thành công, các đơn vị sẽ xây dựng Đề án sản xuất vaccine, đề xuất nguồn vốn đầu tư sản xuất cho phù hợp với nguồn lực. Trường hợp cần hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thì các đơn vị này cần báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về khoa học và công nghệ.

Theo dự thảo, kinh phí thực hiện Đề án được huy động từ các nguồn như: ngân sách nhà nước (chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước); vốn của các tổ chức, doanh nghiệp; tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các nhiệm vụ thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.

Cùng chuyên mục

Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ giữa tháng 01/2025
Luật sửa đổi 04 Luật về đầu tư, đấu thầu; danh mục vị trí công tác lĩnh vực giáo dục địa phương định kỳ chuyển đổi; tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp chức danh Lý lịch tư pháp… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ giữa tháng 01/2025.

Tin mới

Cảnh báo thủ đoạn mời chào đầu tư chứng khoán trên mạng dịp Tết để lừa đảo
Công an tỉnh Hưng Yên khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác khi tham gia đầu tư, giao dịch trên các sàn, website, ứng dụng đầu tư chứng khoán; tuyệt đối không tin tưởng vào các lời mời đầu tư với lợi nhuận cao hoặc tham gia vào các nhóm kín, cộng đồng trực tuyến khi chưa xác minh được danh tính, uy tín của tổ chức mời gọi. 
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Ô nhiễm không khí làm tổn thương nghiêm trọng não bộ
Theo tập san khoa học Nature ngày 14/1, nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối liên hệ giữa không khí ô nhiễm với chứng sa sút trí tuệ và các rối loạn não bộ khác. Giờ đây, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu cơ chế gây hại của các chất ô nhiễm và mức độ tác động của chúng.