Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 07/03/2023 15:09 (GMT+7)

Mỹ ra quy định mới về xuất xứ các loại thịt lợn, gia cầm, trứng

Các quan chức nông nghiệp liên bang Mỹ ngày 6/3 đã đưa ra quy định mới, yêu cầu các siêu thị hay cửa hàng tạp hóa phải ghi rõ xuất xứ các loại thịt lợn, gia cầm hoặc trứng nếu sử dụng nhãn hiệu 'Made in USA'.

Theo hãng AP, khách hàng ở Mỹ có thể nhanh chóng nhận biết những miếng bít tết hoặc sườn lợn ở cửa hàng tạp hóa hay siêu thị có đúng nhãn hiệu "Made in USA" (Xuất xứ tại Mỹ) hay không trong quy định mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ về xuất xứ các loại thịt và trứng.

Mập mờ nhãn hiệu hàng hóa ở Mỹ và những quy tắc mới - Ảnh 1.
Ảnh minh họa. Nguồn: Bloomberg.

Các quan chức nông nghiệp liên bang Mỹ ngày 6/3 đã đưa ra quy định mới, yêu cầu ghi rõ xuất xứ các loại thịt lợn, gia cầm hoặc trứng sử dụng nhãn hiệu "Made in USA" và bắt buộc những loại thịt của gia súc hay gia cầm phải được nuôi và chế biến tại Mỹ.

Đây là sự thay đổi lớn đối với chính sách trước đây - vốn dĩ cho phép tự nguyện sử dụng các nhãn "Made in USA" cho dù các loại gia súc và gia cầm được nhập khẩu từ nước ngoài và chỉ giết mổ tại Mỹ cũng như các loại thịt được nhập khẩu và đóng gói lại hoặc chế biến thêm.

Chẳng hạn việc nhập khẩu thịt bò từ các quốc gia bao gồm Australia, Canada và Brazil chiếm khoảng 12% trong tổng sản lượng tiêu thụ ở Mỹ. Trong khi đó, nhập khẩu thịt đỏ và thịt gia cầm chiếm dưới 6% và nhập khẩu trứng chiếm dưới 1%.

Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Mỹ ( USDA) Tom Vilsack cho biết quy tắc mới sẽ sắp xếp lại nhãn mác phù hợp hơn với quan điểm của người tiêu dùng. Một cuộc khảo sát do USDA ủy quyền đã phát hiện ra gần 2/3 số người mua hàng tin rằng nhãn hiệu "Made in USA" có nghĩa là hầu hết hoặc tất cả các bước sản xuất và chế biến đều làm ở Mỹ. Ông Vilsack tin rằng có sự khác biệt rõ ràng nằm ở hiểu biết và mong muốn của người tiêu dùng liên quan đến nhãn hiệu ghi trên hàng hóa. Các quan chức của USDA cho biết khoảng 12% các sản phẩm từ thịt, gia cầm và trứng được bán ở nước này đều mang nhãn hiệu Mỹ.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra đề xuất thay đổi quy trình này lần đầu tiên vào năm 2021 và thông báo bắt đầu áp dụng hàng loạt các bước nhằm củng cố chuỗi cung ứng thịt và gia cầm ở Mỹ vào năm 2022. Quy tắc này đã được những người ủng hộ người tiêu dùng đánh giá cao.

Vào mùa hè năm ngoái, cuộc khảo sát của USDA với sự tham gia của hơn 4.800 người dân Mỹ thường mua hàng tạp hóa cho gia đình và đã mua thịt bò hoặc thịt lợn trong 6 tháng trước đó. Hơn 40% người mua hàng nói rằng họ luôn muốn tìm nhãn hiệu hàng hóa Mỹ khi mua thịt.

Quy định nghiêm ngặt xuất xứ hàng hóa "Made in USA"

Ông Thomas Gremillion, Giám đốc chính sách thực phẩm của Liên đoàn Người tiêu dùng Mỹ cho biết sự thay đổi này là một bước nhỏ nhưng quan trọng. Theo quy định hiện hành, ông Gremillion lưu ý một con bò có thể được nuôi ở Mexico theo quy định của quốc gia về thức ăn và thuốc men, sau đó được vận chuyển qua biên giới và giết mổ ngay trong ngày để làm thịt bò xay và bít tết sẽ đủ tiêu chuẩn để ghi "Sản phẩm của Mỹ".

Trong khi đó ông Carrie Balkcom, Giám đốc điều hành của hiệp hội thương mại American Grassfed Association cũng nhận định quy định hiện hành cũng sẽ có các biện pháp trừng phạt các nhà sản xuất trong nước nếu vi phạm.

"Nuôi động vật ăn cỏ ngay từ đầu rất khó khăn. Và những nhà sản xuất thường nhập khẩu vật nuôi ở nơi khác và đóng gói lại rồi dán nhãn "Made in USA", ông Carrie Balkcom nói.

Sarah Little, một quan chức ở Viện Thịt Bắc Mỹ, đại diện cho các công ty lớn chế biến hầu hết các sản phẩm thịt và gia cầm được bán ở Mỹ cho biết chưa xem chi tiết về quy định mới. Tuy nhiên bà phản đối các yêu cầu ghi nhãn sai quy định, gây ra tình trạng tăng giá đối với người tiêu dùng. Hiệp hội Thịt bò Quốc gia đã kêu gọi loại bỏ hoàn toàn các loại nhãn tự dán của Mỹ và cho phép USDA xác minh các tiêu chuẩn ghi nhãn nghiêm ngặt. Các quy tắc tự dán nhãn khác với nhãn xuất xứ. Vì vậy, cần yêu cầu các công ty cung cấp rõ ràng nơi nuôi và chế biến gia cầm, gia súc trước khi dán nhãn thịt bò và thịt lợn để bán đến tay người tiêu dùng.

Nhãn hiệu xuất xứ quốc gia cũng được yêu cầu đối với các loại thực phẩm khác, bao gồm cá, hải sản, trái cây, rau quả tươi và đông lạnh. Các công ty sẽ không phải chứng minh ngay sản phẩm của họ được sản xuất tại Mỹ trước khi sử dụng nhãn, nhưng họ sẽ phải nộp đầy đủ tài liệu làm minh chứng. Đề xuất này chỉ áp dụng cho thịt, gia cầm và trứng, những sản phẩm được giám sát bởi Dịch vụ Thanh tra và An toàn Thực phẩm của USDA. USDA có quyền rút nhãn nếu các công ty bị phát hiện vi phạm quy tắc./.

Cùng chuyên mục

Khủng hoảng y tế tại Hàn Quốc chưa có lối thoát
Cuộc khủng hoảng ngành y ở nước này vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ đáng kể là cho phép các trường đại học giảm bớt chỉ tiêu tuyển sinh ngành y cho niên khóa 2025.

Tin mới

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo xuất khẩu lao động nước ngoài
Theo Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an TP. Hà Nội, các đối tượng sẽ đưa ra những lời quảng cáo nhằm dụ dỗ những người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm tại một số nước như Canada hay Đức nhưng thực tế, hầu hết đều là lừa đảo vì giữa Việt Nam và các quốc gia này chưa có thỏa thuận hợp tác xuất khẩu lao động.
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án cựu Chủ tịch Vimedimex và đồng phạm
Sau nhiều ngày xét xử, chiều 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh, Hà Nội.