Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 06/04/2024 09:45 (GMT+7)

Người dân vùng hạn mặn và những dòng nước nghĩa tình

Những ngày qua, ở vùng ngọt hóa Gò Công, tỉnh Tiền Giang đến đâu cũng nghe nói về hạn, xâm ngập mặn, thiếu nước sinh hoạt,… Và những dòng nước nghĩa tình lại về!

Sáng ngày 2/4/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh đã thực hiện kiểm tra tình hình cấp nước sinh hoạt tại các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang, yêu cầu chính quyền địa phương vận động, chỉ đạo Đoàn Thanh niên hỗ trợ vận chuyển nước sinh hoạt cho các gia đình chính sách, người già neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi chở nước.

Tại các vòi nước công cộng, Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang phải lắp đặt nhiều vòi lấy nước để khi áp lực nước mạnh người dân đến lấy đỡ chờ đợi. Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang phối hợp với các ngành liên quan, chính quyền địa phương thông báo địa điểm, thời gian cụ thể cấp nước qua bồn chứa để người dân chủ động…

1-1712371033.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang khảo sát một số tuyến sông bị xâm ngập mặn vào sáng ngày 2/4/2024.

Là vùng cuối nguồn ngọt hóa Gò Công, huyện Gò Công Đông có nhiều địa phương hiện rơi vào tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt, như: Tân Điền, Tân Thành, Gia Thuận, Tân Tây, Kiểng Phước, Tân Phước, Tân Đông,… Có nơi nước sinh hoạt được xem như mặt hàng “quý hiếm”, người dân xếp hàng trong đêm để đợi tới lượt hứng từng can nước ngọt. Hình ảnh quen thuộc là những chiếc xe chở nước sinh hoạt từ trưa rồi tối, đến từ TP. Mỹ Tho, Long An, TP.HCM và các vùng lân cận chở nước ngọt phục vụ bà con cuối nguồn ngọt hóa Gò Công.

3-1712371033.jpg
Người dân xã Gia Thuận đợi lấy từng thùng nước sinh hoạt trong đêm.

Phía Đông kênh Chợ Gạo kéo dài đến duyên hải Gò Công (Tiền Giang) thuộc các huyện: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, thị xã Gò Công nằm trong vùng dự án Ngọt hóa Gò Công. Đây là dự án thủy lợi đồ sộ và hiệu quả nhất Nam Bộ trong những năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, góp phần ngăn mặn, giữ ngọt bảo đảm sản xuất cho trên 37.000 ha đất trồng trọt; trong đó có khoảng 30.000 ha đất trồng lúa, giúp hàng trăm ngàn hộ dân phát huy tốt các tiềm năng đất đai, lao động, ổn định cuộc sống. Tại đây, nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý đối phó thiên tai được đúc kết, tạo đột phá phát triển cho vùng đất khó trước biến đổi khí hậu ngày một rõ nét mang đến tác hại khôn lường như: khô hạn kéo dài, nước biển dâng và xâm nhập mặn sâu về phía thượng lưu....

2-1712371033.jpg
Chẳng những bị khô hạn, xâm ngập mặn, một số kênh sông ở cuối vùng ngọt hóa Gò Công có dấu hiệu bị sạt lở vào phía trong.

Đứng trước tình hình khô hạn, thiếu nước sinh hoạt của người dân vùng ngọt hóa Gò Công, thời tiết thì quá khắc nghiệt ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, UBND huyện Gò Công Đông đã ban hành công văn số 533/UBND-NN&PTNT về việc chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn huyện…

Đến ngày 31/3/2024, trên địa bàn huyện Gò Công Đông đã mở 62 vòi nước công cộng đảm bảo phục vụ nguồn nước sinh hoạt cho 3.208 hộ dân ở các xã Bình Ân, Vàm Láng, Tăng Hòa, Tân Điền, Tân Thành, Kiểng Phước… Một số vòi nước công cộng tùy theo thời điểm nhu cầu sử dụng có hiện tượng nước chảy yếu nhưng cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn mặn. Một số địa phương đã vận động các nhà hảo tâm ủng hộ các bình chứa nước 2.000 lít lấy nước từ các vòi nước công cộng sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho người dân.

Trước đó, hai ngày 23 và 24/3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã về làm việc với tỉnh Tiền Giang nhân Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang. Khi địa phương đề cập đến nội dung khắc phục hậu quả thiên tai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo ngay: “Tổng kết có mấy vấn đề: Một là sụt lở, sụt lún. Hai là sạt lở. Ba là khô hạn. Bốn là ngập và mặn… Tôi giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tập trung làm càng sớm càng tốt dự án khắc phục hậu quả sụt lún, sạt lở, khô hạn, ngập và mặn Đồng bằng sông Cửu Long càng sớm càng tốt….”.

4-1712371033.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang.

Và ngày 1/4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg, yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng các Bộ và Thủ trưởng cơ quan có liên quan tổ chức theo dõi sát tình hình, tăng cường chỉ đạo triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai, thời tiết cực đoan, nhất là nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn.

Cùng chuyên mục

Chính phủ đề xuất giảm tiếp 2% VAT đến hết năm 2024
Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tin mới

Bộ TN&MT đã hoàn thành các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024
Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 01/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, Bộ này đã hoàn thành dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành.
Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Tạm giữ giám đốc công ty và tạm hoãn xuất cảnh với 7 người nước ngoài
Liên quan đến vụ nổ lò hơi xảy ra hôm 1/5, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đã ra lệnh tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Feng Yong (quốc tịch Trung Quốc), Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh và tạm hoãn xuất cảnh đối với