Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 07/02/2025 15:21 (GMT+7)

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa

Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, do Influenza virus lây nhiễm vào mũi, họng và phổi. Tại Việt Nam, cúm mùa thường lưu hành quanh năm, nhưng có xu hướng tập trung vào mùa đông, xuân. Các chuyên gia cảnh báo, đỉnh điểm mùa cúm có thể rơi vào khoảng tháng 2-4 và tháng 9-10 hằng năm.

Cúm mùa thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể gây biến chứng hoặc tử vong ở nhóm người nguy cơ cao như người từ 65 tuổi trở lên, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền...

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Cúm mùa thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. (Ảnh minh họa).

Biến chứng thường gặp của bệnh cúm mùa

Nhiễm trùng xoang và tai

Nhiễm trùng xoang và tai có thể xảy ra khi virus cúm lợi dụng hệ thống miễn dịch suy yếu để tấn công các tế bào niêm mạc. Tình trạng nhiễm trùng xoang gây ra các triệu chứng rõ rệt như chảy nước mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh, ho và cảm giác khó chịu bên dưới khuôn mặt.

Bên cạnh đó, tai có cấu tạo kết nối với cổ họng thông qua ống eustachian, nên khi virus cúm tấn công vào các tế bào niêm mạc, tình trạng nhiễm trùng tai cũng sẽ xảy ra và phổ biến ở trẻ em, bởi ống eustachian của trẻ em ngắn hơn so với người lớn và khi bị sưng viêm, ống eustachian không thể dẫn lưu chất lỏng chứa virus ra ngoài hiệu quả. Điều này dẫn đến các triệu chứng như đau tai, mất thính lực tạm thời và mất khả năng giữ thăng bằng.

Viêm phế quản

Virus cúm khi xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng hoặc mũi và lây nhiễm đường hô hấp trên khoang mũi, xoang, họng và thanh quản. Nhưng khi nó có thể lan đến đường hô hấp dẫn đến phổi, khí quản và phế quản, tạo tiền đề cho bệnh viêm phế quản.

Khi gặp biến chứng viêm phế quản do virus cúm gây ra, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bất thường như ho ra chất nhầy, khó thở và thở khò khè. Ho do viêm phế quản gây ra thường biểu hiện dữ dội và kéo dài dai dẳng đến 3 tuần.

Viêm phổi

Virus cúm có thể gây ra các nhiễm trùng thứ cấp như viêm phổi. Viêm phổi xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, khiến virus cúm nhanh chóng lây lan sâu hơn vào đường thở của người bệnh, gây ra tình trạng nhiễm trùng phổi, khiến phổi bị nhiễm trùng, làm viêm các túi khí trong phổi và khiến các túi khí này chứa đầy chất lỏng.

Các triệu chứng của viêm phổi có thể bao gồm ho ra chất nhầy màu vàng hoặc xanh lá cây, sốt cao, đau tức ngực khi ho hoặc thở, mệt mỏi, khó thở (đôi khi cần hỗ trợ thở qua máy thở), tích tụ chất lỏng quanh phổi hoặc áp xe trong phổi. Các triệu chứng hô hấp đặc trưng của viêm phổi cũng có thể đi kèm với buồn nôn và/hoặc tiêu chảy ở một số người.

Bên cạnh đó, các triệu chứng viêm phổi ở mức độ nhẹ gần như không thể phân biệt được với các triệu chứng cúm thông thường.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Virus cúm có thể gây ra các nhiễm trùng thứ cấp như viêm phổi. (Ảnh minh họa).

Viêm cơ tim

Khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể tấn công trực tiếp vào cơ tim, gây viêm nhiễm và làm chết tế bào cơ tim trong vài giờ sau. Lúc này, biến chứng có thể không biểu hiện thành triệu chứng điển hình mà diễn diễn âm thầm, cho đến khi biến chứng trở nên nghiêm trọng, phì đại cơ tim.

Trong nhiều trường hợp, viêm cơ tim sẽ biểu hiện thông qua các triệu chứng điển hình như như sốt cao, mỏi cơ, đau nhức đầu, chảy nước mắt, chảy nước mũi, tiêu chảy, kén ăn và khó thở. Sau 1-2 ngày, tình trạng khó thở sẽ tăng lên cùng với các biểu hiện bất thường hơn ở vùng ngực như đánh trống ngực, đau ngực và đau tức vùng gan.

Ở một vài đối tượng, viêm cơ tim do cúm gây ra có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như da tái lại, mạch đập nhanh nhỏ, sốc tim, huyết áp tụt nhanh hoặc không thể đo được. Các triệu chứng này sẽ nặng dần theo thời gian và nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu bệnh nhân không được đáp ứng điều trị kịp thời.

Viêm não

Trong những trường hợp hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, virus cúm có thể gây viêm não, có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của người bệnh thông qua các triệu chứng như kém tỉnh táo, mất tập trung, suy giảm khả năng ghi nhớ và thậm chí mất kiểm soát một số cơ nhất định, dẫn đến co giật. Đôi khi, những biến chứng này có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn và tàn tật.

Trẻ em và các đối tượng mắc bệnh thần kinh mãn tính tiềm ẩn như động kinh và bại não có xu hướng dễ bị tổn thương nhất khi gặp biến chứng viêm não do cúm mùa gây ra. Tuy nhiên, viêm não là một biến chứng về thần kinh rất hiếm gặp.

Viêm cơ, tiêu cơ vân

Virus cúm tấn công vào cơ tim, khiến cơ tim mất khả năng lưu thông máu đến các bộ phận, trong đó có cơ vân, làm cho cơ vân thiếu máu cục bộ cấp tính, từ đó dẫn đến biến chứng viêm cơ, tiêu cơ vân. Biến chứng này khiến người bệnh bị toan chuyển hóa, rối loạn điện giải, suy thận cấp và sốc giảm thể tích. Viêm cơ, tiêu cơ vân do cúm mùa gây ra thường xuất hiện các triệu chứng như da tái, tinh thần hoảng loạn, lơ mơ sau đó hôn mê, nhịp thở nhanh sâu, huyết áp tụt dần, mạch nhanh, tiểu ít và vô niệu sau vài ngày, nước tiểu sẫm màu và dần chuyển màu bất thường.

Suy đa tạng

Virus cúm sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể tấn công trực tiếp vào các tế bào cơ tim, làm chết các tế bào này, gây ra viêm nhiễm, khiến tim mất khả năng tuần hoàn cung cấp máu cho các bộ phận khác của cơ thể như gan, thận, não… Từ đó gây suy đa cơ quan và có nguy cơ cao gây tử vong.

Biến chứng này làm tổn thương và suy giảm chức năng của nhiều cơ quan của cơ thể, nhất là hệ thần kinh trung ương và tim mạch, khiến người bệnh bị rối loạn ý thức, các chất dẫn truyền thần kinh lưu hành giả xuất hiện, viêm thần kinh ngoại biên, giảm chuyển hóa các chất vận mạch, tăng tính thấm của mao mạch, giảm giãn phổi và ôxy trong máu.

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết diễn ra khi tình trạng viêm nhiễm trước đó lây lan theo dây chuyền đi khắp cơ thể. Đây là biến chứng mang theo những triệu chứng cực đoan của cơ thể phản ứng lại với các nhân tố nhiễm trùng, có nguy cơ cao đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Biến chứng này thường bắt đầu ảnh hưởng tới phổi, sau đó là đường tiết niệu, da và đường tiêu hóa. Nếu không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời, nhiễm trùng huyết có thể nhanh chóng gây ra các tổn thương mô, suy cơ quan trầm trọng và tử vong.

Các triệu chứng của biến chứng nhiễm trùng huyết do cúm mùa gây ra bao gồm mạch yếu hoặc nhịp tim cao bất thường; suy giảm khả năng định hướng; đau nhức và khó chịu cơ thể dữ dội; sốt cao, run lẩy bẩy hoặc ớn lạnh; hụt hơi, khàn tiếng; liên tục đổ mồ hôi lạnh…

Tình trạng mãn tính xấu đi

Khi virus cúm tấn công và gây bệnh cho cơ thể, một số tế bào miễn dịch nhất định sẽ được kích hoạt để chống lại và giảm thiểu sự lây lan của virus. Phản ứng miễn dịch này có thể sẽ hiệu quả nhưng có khả năng làm các tình trạng mãn tính như tiểu đường, hen suyễn và bệnh tim trở nên trầm trọng hơn.

Nhóm đối tượng dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng do cúm mùa

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ em chưa thiết lập đầy đủ hệ thống miễn dịch, cơ thể còn yếu nên sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chống lại sự xâm nhập và tấn công của virus cúm.

Người già trên 65 tuổi, do bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa mạnh mẽ nên hệ thống miễn dịch của những đối tượng này thường có xu hướng phản ứng lại các tác động tiêu cực do virus cúm gây ra kém hơn. Đặc biệt người già thường mắc kèm theo các bệnh nền khác nên nguy cơ mắc cúm cũng cao hơn và biến chứng nặng hơn.

Các đối tượng mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, hen suyễn, rối loạn máu, bệnh thận mãn tính, đái tháo đường, bệnh thần kinh… khi mắc cúm có thể gia tăng gánh nặng bệnh tật, biến chứng cao hơn.

Các đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch như bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch, phụ nữ đang mang thai.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam rất cao
Theo Bộ Y tế, hiện nay bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một số nước như Philippines, Malaysia dịch sởi đã xuất hiện trên diện rộng.
Những bệnh được hưởng 100% bảo hiểm y tế
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 1/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó, quy định chi tiết danh mục một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được 100% mức hưởng BHYT.
Cục Quản lý Dược cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân chỉ mua bán thuốc tại các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp; không mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; kịp thời thông báo các dấu hiệu nghi ngờ về sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc tới cơ quan y tế và cơ quan có chức năng liên quan.
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.

Tin mới

Trường hợp nào có thể được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất?
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, quỹ phát triển đất tại Nghị định số 103/2024/NĐ-CP và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, đề xuất 08 trường hợp khác được miễn, giảm tiền thuê đất năm 2025.
Tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông: Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 12/2, vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 7 giờ, tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 12 độ Vĩ Bắc; 112,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc Trường Sa, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8.
Đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm Gel tắm gội Permerin 1 của An Nhi
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn số 405/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy sản phẩm Gel tắm gội Permerin 1 (Nhãn hàng: An Nhi) do Công ty TNHH Dược phẩm An Nhi và Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Quang Xanh sản xuất và phân phối. Sản phẩm này có chứa chất thuộc nhóm thuốc diệt côn trùng, không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn theo quy định của pháp luật.
Xử lý như nào đối với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội?
Hiện nay là thời điểm diễn ra mùa lễ hội đầu xuân tại nhiều địa phương trên cả nước. Dịch vụ ăn uống trong các lễ hội thường mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm. Vậy, theo quy định của pháp luật, xử lý như nào đối với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội?