Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 15/10/2024 08:18 (GMT+7)

Những kỷ lục của THPT Chuyên Quốc học Huế tại Đường lên đỉnh Olympia

Quốc học Huế hiện là ngôi trường THPT duy nhất trong cả nước có 3 thí sinh giành Quán quân Đường lên đỉnh Olympia.

Sau trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24, nam sinh Võ Quang Phú Đức - học sinh lớp 12 chuyên Toán trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế. Kết quả này không chỉ là niềm tự hào của riêng Phú Đức mà còn là niềm vinh dự cho Cố đô Huế.

Những kỷ lục của THPT Chuyên Quốc học Huế tại Đường lên đỉnh Olympia Ảnh 1
Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2024.

Một thông tin thú vị khác liên quan đến Phú Đức cũng khiến dân tình vô cùng chú ý chính là ngôi trường cấp 3 mà nam sinh đang theo học - Trường THPT Chuyên Quốc học Huế.

Những kỷ lục của THPT Chuyên Quốc học Huế tại Đường lên đỉnh Olympia Ảnh 2
Trường THPT Chuyên Quốc học Huế là nơi Phú Đức đang theo học.

Quốc học Huế hiện là ngôi trường THPT duy nhất trong cả nước có 3 thí sinh giành Quán quân Đường lên đỉnh Olympia. Cụ thể: Hồ Ngọc Hân vô địch Olympia năm thứ 9 với 245 điểm; Hồ Đắc Thanh Chương vô địch năm thứ 16 với 340 điểm; Võ Quang Phú Đức vô địch năm thứ 24 với 220 điểm.

Những kỷ lục của THPT Chuyên Quốc học Huế tại Đường lên đỉnh Olympia Ảnh 3
3 quán quân Đường lên đỉnh Olympia từ trái sang: Hồ Ngọc Hân, Võ Quang Phú Đức và Hồ Đắc Thanh Chương.

Từ kỷ lục kể trên, xét về quy mô tỉnh thành, Thừa Thiên - Huế đã “san bằng tỉ số” với Quảng Ninh, trở thành 2 tỉnh có số quán quân Olympia nhiều nhất cả nước với 3 quán quân.

Bên cạnh đó, THPT Chuyên Quốc học Huế còn là ngôi trường giữ kỷ lục khi có 7 học sinh vào trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia, gồm: Hồ Ngọc Hân (2009); Hồ Đắc Thanh Chương (2016); Nguyễn Thái Bảo (2005); Nguyễn Mạnh Tấn (2008); Thái Ngọc Huy (2011); Nguyễn Minh Triết (2023); Võ Quang Phú Đức (2024).

Những kỷ lục của THPT Chuyên Quốc học Huế tại Đường lên đỉnh Olympia Ảnh 4
Những kỷ lục của THPT Chuyên Quốc học Huế tại Đường lên đỉnh Olympia Ảnh 5
"Biển người" cổ vũ cho Phú Đức tại Quốc học Huế trong trận chung kết vừa qua.

Trường THPT chuyên Quốc học Huế là một trong những ngôi trường trung học đầu tiên của cả nước. Ngôi trường mệnh danh là cái nôi đào tạo nhiều hiền tài, anh hùng của đất nước qua các giai đoạn, thời kỳ khác nhau. Rất nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước, nhà văn hóa, nhà giáo dục lỗi lạc của dân tộc ta đã từng học tập, giảng dạy ở đây.

Những kỷ lục của THPT Chuyên Quốc học Huế tại Đường lên đỉnh Olympia Ảnh 6
Quốc học Huế - ngôi trường với bề dày thành tích.

Ngày nay, ngôi trường này vẫn là một trong số ít trường trọng điểm của cả nước mà thế hệ sau vẫn giữ được truyền thống hiếu học của cha ông, mỗi năm đều đạt được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.

Cùng chuyên mục

Năm 2025 là năm khởi đầu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục
Nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, chia sẻ với báo chí, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, với ngành Giáo dục, năm 2025 sẽ là năm khởi đầu, năm tập trung tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm sớm đạt được các mục tiêu mà Chiến lược đặt ra, góp phần quan trọng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới.
Chiến lược phát triển giáo dục: Đưa đại học Việt Nam thăng hạng quốc tế
Theo Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 5 cơ sở giáo dục đại học nằm trong top 500 trường đại học tốt nhất thế giới và 5 cơ sở thuộc nhóm 200 trường đại học hàng đầu châu Á.
Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục rà soát quy định dạy thêm
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 597/VPCP-KGVX gửi các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội; Y tế; Giáo dục và Đào tạo về việc xử lý thông tin phản ánh về quy trình tuyển dụng lao động; đăng ký thuốc; chương trình giáo dục phổ thông (trong đó có quy định về dạy thêm, học thêm).

Tin mới

Ngân 98 xin lỗi
Giữa tranh cãi trái chiều từ cư dân mạng, Ngân 98 đã chủ động xin lỗi và giải thích.
Năm 2025 là năm khởi đầu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục
Nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, chia sẻ với báo chí, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, với ngành Giáo dục, năm 2025 sẽ là năm khởi đầu, năm tập trung tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm sớm đạt được các mục tiêu mà Chiến lược đặt ra, góp phần quan trọng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới.