Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 20/08/2023 13:28 (GMT+7)

Những trường hợp sẽ bị thu hồi thẻ BHYT trong năm 2023, người dân cần lưu ý

Theo khoản 1 Điều 20 Luật bảo hiểm y tế 2008 được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định các trường hợp bị thu hồi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), trong một vài trường hợp, thẻ bảo hiểm y tế sẽ bị thu hồi hoặc tạm giữ khi có hành vi vi phạm.

Các trường hợp thu hồi thẻ BHYT

-Gian lận trong việc cấp thẻ BHYT

Người tham gia bảo hiểm, người nộp danh sách đề nghị tham gia hoặc người tiếp nhận hồ sơ, thực hiện quản lý cấp thẻ là nững chủ thể có thể gian lận trong việc cấp thẻ BHYT.

Trong trường hợp này, các hành vi gian lận tương đối đa dạng, chẳng hạn như khai báo gian dối các thông tin của người đề nghị tham gia bảo hiểm y tế, thêm, giảm số lượng người tham gia bảo hiểm y tế để trục lợi,…

- Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia BHYT

Đối với người tham gia BHYT không tiếp tục đóng hoặc tham gia BHYT hoặc không còn thuộc các trường hợp được tham gia bảo hiểm (đã chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, chấm dứt hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, quá 06 tuổi,…) thì bị thu hồi thẻ bảo hiểm y tế nhằm tránh các hành vi gian lận để được hưởng bảo hiểm y tế.

- Cấp trùng thẻ bảo hiểm

Là trường hợp cơ quan BHYT có sự nhầm lẫn, sai sót trong việc cấp BHYT dẫn đến việc một người có nhiều hơn 2 thẻ bảo hiểm có cùng giá trị sử dụng trùng nhau. Trường hợp này, chỉ có 01 thẻ được giữ lại, các thẻ bảo hiểm y tế còn lại sẽ bị thu hồi.

Trường hợp tạm giữ thẻ BHYT

Theo khoản 2 Điều 20 Luật này quy định trường hợp tạm giữ thẻ BHYT khi “Người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ BHYT của người khác.”

Đây được coi là một trường hợp người tham gia BHYT vi phạm quy định về BHYT (và bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này). Người có thẻ BHYT bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật. Theo đó, mức xử phạt đối với đối với người cho người khác sử dụng thẻ bảo hiểm để khám, chữa bệnh được quy định tại Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 84. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ BHYT trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT.

Như vậy, ngoài việc bị xử phạt tiền, người cho người khác sửa dụng thẻ BHYT để khám, chữa bệnh buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có) đối với hành vi làm thiệt hại đến quỹ BHYT.

Cùng chuyên mục

Những đơn vị tiếp nhận xử lý thông tin về vi phạm giao thông
Thời gian qua, một số trường hợp người dân cung cấp thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm trên mạng xã hội đã được CSGT ghi nhận, xác minh, xử lý. Vậy, lực lượng Công an có đầu mối tiếp nhận các loại thông tin này để người dân cung cấp trực tiếp không? Hướng dẫn cụ thể thế nào?

Tin mới

Khởi tố điều tra vụ chìm tàu kéo, lật sà lan trên vùng biển Lý Sơn
Ngày 17/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Quảng Ngãi) đã có quyết định khởi tố vụ án tai nạn đường thủy làm 4 người chết, 5 người mất tích về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy" theo Điều 272, Bộ luật Hình sự.
Cảnh báo thuốc lá điện tử chứa ma túy 'đầu độc' giới trẻ
Theo Bộ Công an, tình trạng mua bán, sử dụng thuốc lá điện tử có pha trộn, phun tẩm ma túy (cần sa tổng hợp) đang diễn biến phức tạp, nhất là trên không gian mạng. Đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ. Số vụ, số đối tượng, tang vật bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ tăng mạnh về số lượng, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.