Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 10/07/2024 07:43 (GMT+7)

Những vaccine nào có thể phòng, chống được bệnh bạch hầu?

Hiện có một số loại vaccine dịch vụ phòng lây nhiễm bệnh bạch hầu, người dân có thể chủ động đi tiêm.

Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Ảnh: TTXVN
Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Ảnh: TTXVN.

Theo đại diện Trung tâm Tiêm chủng, Viện Kiểm định vaccine (Bộ Y tế), để bảo vệ người dân phòng tránh được dịch bệnh bạch hầu, cách tốt nhất và hiệu quả nhất hiện nay chính là tiêm phòng vaccine.

Hiện có các loại vaccine dịch vụ, người dân có thể chủ động tiêm để phòng bệnh bạch hầu như:

Vaccine Adacel:Là vaccine được chỉ định gây miễn dịch chủ động cho người từ 4-64 tuổi. Vaccine Adacel có thể được lựa chọn cho liều thứ 5 của vaccine Bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào (DTaP) tiêm cho trẻ 4-6 tuổi.

Vaccine sử dụng cho người lớn tiêm một mũi, và cần nhắc lại sau 5-10 năm nhằm tăng cường miễn dịch đối với các bệnh Bạch hầu - uốn ván - ho gà.

Vaccine Tetraxim: Được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi.

Lịch tiêm của vaccine là tiêm 3 mũi cơ bản:

- Mũi 1 tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.

- Mũi 2: Tiêm vào thời điểm 1 tháng sau mũi 1.

- Mũi 3: Tiêm vào thời điểm 1 tháng sau mũi 2.

- Mũi nhắc lại: Tiêm 1 mũi 1 năm sau loạt chủng ngừa cơ bản.

Ngoài ra có thể tiêm nhắc lại 1 mũi khi được 5 đến 13 tuổi.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu, nên cho trẻ tiêm các mũi phòng bệnh nhắc lại vào các thời điểm khi trẻ đến mốc 16-18 tháng tuổi, mốc 4-7 tuổi, mốc 9-15 tuổi vì khả năng bảo vệ của vaccine phòng bạch hầu bị suy giảm theo thời gian.

Bên cạnh đó, các trường hợp như: Phụ nữ trước hoặc đang mang thai, người trên 50 tuổi, người mắc bệnh mãn tính cũng nên tiêm vaccine để phòng bệnh bạch hầu.

Những vaccine nào có thể phòng, chống được bệnh bạch hầu? ảnh 1

Cùng chuyên mục

Nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Nguyên, trong kỳ nghỉ lễ 2/9, sau tiếp nhận thông tin 3 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên mắc bệnh, phải chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Nguyên phối hợp Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên thực hiện điều tra, giám sát các trường hợp cụ thể.
Đồng Nai ghi nhận ca bệnh từ vi khuẩn Whitmore đầu tiên
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, đến ngày 3/9, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi T.T.D.M., (14 tuổi, ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore đã ổn định và đang tiếp tục điều trị theo phác đồ, dự kiến 2 tuần nữa bệnh nhi được xuất viện. Đây là ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore đầu tiên ghi nhận ở Đồng Nai.
Phú Thọ: 152 công nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam ổn định sức khỏe, được ra viện
Sau 2 ngày được điều trị kịp thời theo quy trình và đúng phác đồ của Bộ Y tế, chiều ngày 30/8/2024, 152 công nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam (Lô CN 5, Cụm công nghiệp Hoàng Xá, Huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ) đã ổn định sức khỏe và được xuất viện.
Việt Nam có thêm vaccine mới phòng 23 chủng phế cầu nguy hiểm
Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức đưa vào tiêm chủng vaccine mới phòng 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.

Tin mới