Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 12/02/2025 10:14 (GMT+7)

Phân biệt dấu hiệu của cảm lạnh và cảm cúm để phòng ngừa biến chứng

Cảm cúm và cảm lạnh có nhiều biểu hiện tương tự nhau, song cảm cúm dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan, do đó cần phân biệt rõ hai loại bệnh này để có biện pháp điều trị tích cực.

tm-img-alt
Dịch cúm đang phát triển mạnh trong mùa Đông. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN.

Cảm cúm và cảm lạnh đều là các bệnh về đường hô hấp do virus gây ra và hai căn bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn do chúng có nhiều biểu hiện tương tự nhau. Tuy nhiên, đây là hai bệnh khác nhau hoàn toàn về nguyên nhân và cách điều trị.

Các triệu chứng cảm lạnh thường nhẹ hơn các triệu chứng của cảm cúm. Người bị cảm lạnh thường bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi và không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong khi cảm cúm thì ngược lại, các triệu chứng nặng hơn cảm lạnh và có thể dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng.

Cách phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm

Nguyên nhân gây bệnh

Cảm lạnh là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó hay gặp nhất là các chủng Rhinovirus, riêng virus này lại có tới hơn 100 chủng khác khác nhau.

Các loại virus khác cũng gây cảm lạnh có thể kể đến là: Enterovirus, Coronavirus...

Bệnh cảm lạnh thông thường chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang). Người bệnh thường sẽ ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và hơi gai lạnh.

Các triệu chứng của cảm lạnh thường biểu hiện từ từ, cơ thể mệt mỏi khoảng 3-4 ngày và tự hết trong vòng 7-10 ngày.

Trong khi đó, cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm (thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra) và nguy hiểm hơn cảm lạnh

Bệnh cúm thường có tốc độ lây lan khá nhanh và chủ yếu là lây qua đường hô hấp, do người bệnh hít phải không khí có chứa virus cúm.

Trong hầu hết các trường hợp, những người bị cảm cúm sẽ khỏi bệnh trong 5-10 ngày. Tuy nhiên có nhiều chủng virus cúm có thể gây bệnh từ nhẹ, hoặc thành đại dịch, một số chủng có độc tính cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Phân biệt triệu chứng

Phân biệt dấu hiệu của cảm lạnh và cảm cúm để phòng ngừa biến chứng ảnh 1

Thời gian bị bệnh

- Cảm lạnh: Thường kéo dài từ 5-10 ngày.

- Cảm cúm: Có thể kéo dài từ 1-2 tuần, với triệu chứng mệt mỏi kéo dài hơn.

Những ai dễ mắc cảm cúm?

Virus gây bệnh cảm cúm tồn tại trong cơ thể người bệnh và lây truyền cho người khác qua đường hô hấp.

Những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội, các lễ hội... sẽ là điều kiện để virus cúm lây lan nhanh

Khi người khỏe mạnh hít phải các giọt nước có chứa virus cúm của người bệnh trong không khí do hắt hơi, ho thì có thể nhiễm bệnh nhanh chóng. Hoặc khi tiếp xúc qua các đồ vật do chạm tay như bàn ghế, điện thoại, máy tính... virus cúm cũng có thể thâm nhập vào cơ thể người lành.

Những đối tượng như người già, trẻ em, người ốm yếu có sức đề kháng kém thường dễ mắc cảm cúm do hệ miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh để chống lại sức tấn công của virus.

Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, chỉ một trận cúm nhẹ nếu chủ quan cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi.

Chính vì vậy, người bệnh cần phân biệt cảm lạnh và cảm cúm để có biện pháp điều trị tích cực ngay từ đầu tránh các biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa và điều trị

Tiêm phòng cúm hàng năm

Vaccine cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và hạn chế biến chứng nặng.

Giữ vệ sinh cá nhân

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm.

- Vệ sinh cơ quan hô hấp sạch sẽ (mũi, họng) bằng nước muối.

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng để hạn chế virus xâm nhập.

Tăng cường hệ miễn dịch

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin C, D và kẽm.

- Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng.

- Uống đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ.

Tránh tiếp xúc với người bệnh

- Hạn chế tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.

- Nếu bị bệnh, hãy che miệng khi ho hoặc hắt hơi, đeo khẩu trang để tránh lây lan.

Giữ môi trường sống sạch sẽ

- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là các bề mặt tiếp xúc nhiều như tay nắm cửa, bàn làm việc.

- Sử dụng máy lọc không khí để giảm nguy cơ tiếp xúc với virus.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông: Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 12/2, vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 7 giờ, tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 12 độ Vĩ Bắc; 112,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc Trường Sa, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8.
Đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm Gel tắm gội Permerin 1 của An Nhi
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn số 405/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy sản phẩm Gel tắm gội Permerin 1 (Nhãn hàng: An Nhi) do Công ty TNHH Dược phẩm An Nhi và Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Quang Xanh sản xuất và phân phối. Sản phẩm này có chứa chất thuộc nhóm thuốc diệt côn trùng, không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn theo quy định của pháp luật.
Xử lý như nào đối với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội?
Hiện nay là thời điểm diễn ra mùa lễ hội đầu xuân tại nhiều địa phương trên cả nước. Dịch vụ ăn uống trong các lễ hội thường mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm. Vậy, theo quy định của pháp luật, xử lý như nào đối với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội?
Cẩn trọng trước chiêu trò lừa đảo đặt phòng khách sạn trong cao điểm du xuân
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, đầu năm là khoảng thời gian cao điểm khi nhu cầu đi du xuân của người dân tăng cao. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để các đối tượng lừa đảo du lịch, bán vé máy bay, vé tàu và phòng khách sạn giả mạo tiếp diễn những chiêu trò của mình.