Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 23/02/2023 13:38 (GMT+7)

Pháp luật quy định như thế nào về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'

Tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin, giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Chủ thể: Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể: Khách thể của tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan: Tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời, thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Mặt khách quan: Về hành vi, có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:

- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.

- Dấu hiệu bắt buộc của tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

Về giá trị tài sản: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu dưới 2.000.000 đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Hậu quả của tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Về mối quan hệ nhân quả: Hậu quả thiệt hại về tài sản phải được xuất phát từ hành vi lừa dối. Nếu việc thiệt hại về tài sản từ nguyên nhân khác thì sẽ dựa vào những dấu hiệu khách quan để xác định xem có dấu hiệu của tội phạm không và được pháp luật điều chỉnh như thế nào.

Về khung hình phạt, Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định rõ người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đủ các điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 174, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

Cụ thể theo khoản 1, Điều 15, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Ngoài ra, người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải chịu hình phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Cùng chuyên mục

Xe bị tạm giữ hư hỏng ai chịu trách nhiệm?
Bộ Công an vừa có nội dung trả lời người dân về việc trong quá trình xe vi phạm giao thông bị tạm giữ nhưng xảy ra hư hỏng phương tiện. Khi đó người vi phạm hay cơ quan chức năng sẽ phải chịu trách nhiệm?
Thu nhập ADN để làm Căn cước từ 01/7/2024 như thế nào?
ADN, giọng nói, mống mắt là các trường thông tin hoàn toàn mới sẽ được tích hợp, lưu trữ tại mẫu thẻ Căn cước cấp từ ngày 01/7/2024. Vậy, việc thu nhập ADN để làm thẻ Căn cước từ 01/7/2024 sẽ được thực hiện như thế nào?
Uống rượu bia, dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn vẫn có thể bị xử phạt
Theo quy định hiện nay, người điều khiển xe gắn máy uống rượu bia khi thấy Cảnh sát giao thông hoặc chốt kiểm tra nồng độ cồn thì xuống dắt xe đi bộ nhằm tránh việc kiểm tra của lực lượng Cảnh sát giao thông thì có thể coi là hành vi đối phó với lực lượng chức năng hay không và việc uống rượu bia dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị xử phạt không?

Tin mới

Ngân hàng thương mại có thể bị cấm bán bảo hiểm liên kết đầu tư
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và một số quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Điều kiện tuyển thẳng vào lớp 10
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, những năm trước, quy định cộng điểm khuyến khích cho học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đã được một số địa phương thực hiện. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy quy định này chưa bảo đảm công bằng với học sinh ở các địa bàn khác nhau.
Công ty Quang Minh: Vốn 40 tỷ đồng, liên tục trúng thầu tại Vinacomin và Tổng công ty Đông Bắc
Với vốn điều lệ chỉ 40 tỷ đồng, Công ty Quang Minh đã tham gia 52 gói thầu, trúng 51 gói, 1 gói chưa có kết quả với tổng giá trị trúng thầu lên đến 7.511.804.495.860. Tất cả các bên mời thầu đều thuộc hệ sinh thái Vinacomin và Tổng công ty Đông Bắc. Tỷ lệ tiết kiệm chỉ là 0,27%.