Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 22/09/2022 10:20 (GMT+7)

Sau bữa tiết canh lợn, người đàn ông phải nhập viện cấp cứu khẩn

Ăn tiết canh lợn, lòng lợn tại một quán ăn ở quận Hà Đông (Hà Nội). Hai ngày sau, người đàn ông rơi vào tình trạng sốt cao, phải đi khám, chuyển tuyến gấp vì đau đầu, giảm nhận thức.

Vietnamnet đưa tin, nam công nhân 48 tuổi quê xã Cao Viên, (huyện Thanh Oai, Hà Nội), đi ăn tiết canh lòng lợn ở một quán ăn tại phố Đồng Hoàng, Đồng Mai, quận Hà Đông. Hai ngày sau ông sốt cao, đi khám, điều trị tại trạm y tế nhưng không đỡ.

Sau bữa tiết canh lợn, người đàn ông phải nhập viện cấp cứu khẩn Ảnh 1
Điều trị một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: Vietnamnet).

Một ngày sau, thấy bệnh nhân không đỡ, đau đầu nhiều, giảm nhận thức, cơ sở y tế này chuyển ngay bệnh nhân lên Bệnh viện Quân y 103.

Kết quả xét nghiệm dịch não tủy, nuôi cấy phát hiện bệnh nhân dương tính Streptococcus suis (liên cầu khuẩn lợn). Sau khi được điều trị, bệnh nhân đã dần hồi phục.

Theo Dân trí, các bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn thực phẩm chưa chín, điển hình nhất là tiết canh là một tình trạng đáng báo động.

Nguồn tin này dẫn lời BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh liên cầu lợn lây truyền qua các tổn thương, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín.

Người nhiễm liên cầu lợn có thể bị nhiễm trùng, nhiễm độc tiêu hóa, sốt, xuất huyết, viêm màng não. Khi trở nặng, bệnh gây sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu, suy hô hấp, suy đa tạng dẫn tới tử vong.

Theo chuyên gia này, bệnh liên cầu lợn diễn biến nặng rất nhanh. Chỉ vài giờ sau khi có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc nổi các ban trên người.

Điều trị bệnh liên cầu lợn cũng rất khó khăn, người bệnh thường phải nằm ở khoa hồi sức tích cực trong vài tuần. Nếu nhập viện khi đã nặng, bệnh nhân có nguy cơ bị hoại tử da, tay, mặt và di chứng nặng trên cơ thể như điếc tai, ngón tay phải cắt cụt.

Chuyên gia cho rằng, quan niệm của người dân về việc lợn nhà nuôi rất sạch, không bị nhiễm bệnh có thể đánh tiết canh ăn là sai lầm.

Lợn nuôi sạch không đồng nghĩa với vi khuẩn gây bệnh không tồn tại trong lợn. Liên cầu khuẩn lợn đôi khi không gây bệnh trên con vật, nhưng có thể gây bệnh với người có sức đề kháng kém.

Bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên giết mổ lợn trong điều kiện chưa đảm bảo vệ sinh, không ăn thịt lợn sống, chưa chín kĩ hoặc các món tái, tiết canh. Người dân cũng không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Cùng chuyên mục

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.

Tin mới