Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 08/02/2025 12:17 (GMT+7)

Sở Y tế TP.HCM ra văn bản khẩn về cúm mùa, khuyến cáo nên đeo khẩu trang ở nơi đông người

Ngày 7/2, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm mùa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP; các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập; phòng Y tế quận, huyện, TP Thủ Đức.

Theo đó, để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm, không để xảy ra hoang mang, lo lắng, không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan, Sở Y tế đề nghị các cơ sở y tế trên địa bàn tiếp tục khuyến cáo người dân đến khám, điều trị, liên hệ công tác tại các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trong khuôn viên cơ sở y tế.

Sở giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP chủ trì, phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức thực hiện các hoạt động giám sát các trường hợp cúm, nghi ngờ viêm phổi nặng do virus (SVP) trên địa bàn thành phố đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, Sở cũng khuyến cáo người dân cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi); không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

Bệnh nhân mắc cúm đang được điều trị tại bệnh viện.
Bệnh nhân mắc cúm đang được điều trị tại bệnh viện.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, người dân nên tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh; thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu hay mệt mỏi, người bệnh không nên tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Thông tin từ Bộ Y tế, Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản, theo đó dữ liệu công bố (ngày 31/1/2025) của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2/9/2024 đến ngày 26/1/2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa; trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 (từ 23-29/12/2024) đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo:

Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Hạn chế tiếp xúc với người mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Cùng chuyên mục

Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.
Thời tiết nắng nóng, trẻ dễ mắc những bệnh lý nào?
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Các chuyên gia y tế đưa ra nhận định, nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi bùng phát một số bệnh về lây nhiễm qua đường tiêu hóa, say nóng, say nắng và các bệnh về da (rôm sảy, viêm da do nhiệt, viêm da dị ứng…).
Những lầm tưởng về thực phẩm bổ sung sức khỏe
Thực phẩm bổ sung sức khỏe đã trở thành xu hướng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nhưng đi kèm với nó là rất nhiều lầm tưởng nghiêm trọng về tính an toàn và hiệu quả. Vì vậy, bạn cần lưu ý rằng tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào là vô cùng cần thiết.

Tin mới

MB Dream Home - Hành trình ấn tượng đồng hành cùng người trẻ
Ngày 21/3/2025, Thủ tướng Chính phủ chính thức phát động phong trào hỗ trợ vay vốn mua nhà cho người trẻ, tạo cơ hội sở hữu nhà, ổn định cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Ngay sau đó, nhiều ngân hàng thương mại giới thiệu các chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho nhóm khách hàng trẻ mong muốn “an cư lạc nghiệp”.
Phôi thẻ bảo hiểm y tế cũ được sử dụng đến hết tháng 5
Bảo hiểm xã hội các khu vực và bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế cũ đến hết ngày 31/5/2025. Từ ngày 01/6/2025, đối với các trường hợp đề nghị cấp lại, cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế, cán bộ bảo hiểm xã hội hướng dẫn người tham gia cài đặt VssID, VneID và sử dụng ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID, VneID; căn cước công dân có gắn chip để đi khám, chữa bệnh thay cho thẻ bảo hiểm y tế bản giấy.