Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 19/09/2022 16:20 (GMT+7)

Sử dụng sai logo của cơ quan, tổ chức bị xử lý thế nào?

Luật sư Trần Xuân Tiền cho biết, nếu hình ảnh logo "rắn ngậm phong bì" được dùng với dụng ý bôi nhọ uy tín của ngành y thì tùy theo tính chất, mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh về logo lạ của Bộ Y tế. Theo đó, thay vì hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy như logo chính thức lâu nay, thì tại logo trên phông nền của lễ khai mạc kỳ thi "Nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2022" diễn ra sáng 10/9 tại Trường Đại học Y Hà Nội, lại có hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy theo hình chữ S và "ngậm phong bì". Trong khi đó, logo chính thức của Bộ Y tế chỉ có con rắn quấn quanh cây gậy và đầu con rắn quay sang hướng ngược lại.

tm-img-alt
Logo sai biểu trưng với hàm ý tiêu cực đang lan truyền trên mạng.

Vậy, theo quy định của pháp luật, việc sử dụng sai logo của cơ quan, tổ chức sẽ bị xử lý thế nào?

Về vấn đề này, Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, nếu hình ảnh logo "rắn ngậm phong bì" được dùng với dụng ý bôi nhọ uy tín của ngành y thì tùy theo tính chất, mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, đối với hành vi sử dụng mạng xã hội để đăng tải những thông tin hình ảnh làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành y tế có thể bị xử phạt từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng về hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ- CP. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm trên còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng, người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó, người này có thể bị áp dụng mức hình phạt thấp nhất tương ứng phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và cao nhất là bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ngoài ra, người thực hiện hành vi này còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư Tiền phân tích thêm, đối với hành vi của người cán bộ kĩ thuật thì theo như thông tin ban đầu, Bộ Y tế đã gửi sang Trường Đại học Y Hà Nội mẫu logo của Bộ Y tế là không có sai sót. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, cán bộ kỹ thuật của trường đã lấy logo ở trên mạng đưa vào mà không để ý rằng logo không đúng với logo chính thức của Bộ. Không rõ vì cố tình hay vô ý, nhưng việc sử dụng logo này đã gây nhiều bức xúc trong ngành y, làm ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ cán bộ... Vì vậy, người phụ trách nhiệm vụ này sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật và nếu có căn cứ chứng minh hành vi của người này nhằm mục đích bôi nhọ, xuyên tạc danh dự nhân phẩm của Bộ Y tế thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cùng chuyên mục

Quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai
Công dân tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát, phản ánh và yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai. Việc thực hiện quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai được quy định tại Điều 231 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025).
Hóa đơn xăng dầu có bắt buộc ghi biển số xe không?
Thời gian gần đây, bắt đầu xuất hiện các thông tin liên quan đến việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì hóa đơn xăng dầu có bắt buộc phải ghi biển số xe không?
Thận trọng với “bẫy” lừa đảo qua hình thức góp vốn, đầu tư
Gần đây, Tạp chí Người cao tuổi nhận được nhiều đơn thư của người cao tuổi phản ánh về việc thực hiện “Hợp đồng góp vốn kinh doanh, đầu tư” với các cá nhân và tổ chức, nhưng không trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh, đầu tư nên có nguy cơ rủi ro cao, không thu hồi được tiền đầu tư. Thậm chí, một số đối tượng còn lợi dụng hình thức góp vốn kinh doanh đầu tư này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
Đưa hình ảnh học sinh lên mạng xã hội: Vô tư nhưng cũng cần thận trọng
Theo Luật sư, việc đăng tải hình ảnh giữa giáo viên và các em học sinh là một hình ảnh đẹp và có thể là kỷ niệm giữa thầy cô đối với các em. Tuy nhiên, cũng cần phải cảnh giác trước các trường hợp tội phạm công nghệ cao lợi dụng hình ảnh của thầy cô và các em nhằm mục đích xấu, dẫn đến hệ lụy vô cùng khó lường, điển hình là các vụ việc với thủ đoạn lừa đảo tinh vi bằng công nghệ cao đã được lực lượng chức năng cảnh báo gần đây.
Phạt tiền và khóa bánh xe tại các khu đô thị: Đúng hay sai?
Thời gian gần đây, mâu thuẫn, xung đột giữa lực lượng bảo vệ Khu chung cư/Khu đô thị mới với cư dân, lái xe taxi và khách đến về việc dừng đỗ xe không còn là chuyện hiếm, thậm chí đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều Khu chung cư/Khu đô thị mới hiện nay bởi còn những quan điểm khác nhau về thẩm quyền của lực lượng bảo vệ cũng như quyền dừng đỗ xe của những người lái xe trong các Khu chung cư/Khu đô thị này.

Tin mới

Cảnh giác các cuộc gọi kích hoạt 'hộ' định danh điện tử mức độ 2
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân khi làm thủ tục đăng ký, cập nhật định danh điện tử mức độ 2 thì phải đến trực tiếp trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm định danh điện tử mức 2, không phải cập nhật qua số điện thoại lạ được gọi tới.