Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 20/07/2022 11:58 (GMT+7)

Sử dụng biển số giả gây tại nạn: Xử lý thế nào?

Trường hợp sử dụng biển số giả gây tai nạn thì người gây tai nạn phải chịu trách nhiệm về hành vi sử dụng biển số giả, hành vi che biển số.

Nếu có những vi phạm hành chính khác như quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn, không quan sát, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông… thì cũng sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Trường hợp có tính chất nghiêm trọng chẳng hạn như làm chết người, tổn hại sức khoẻ cho nhiều người, thiệt hại lớn về tài sản… thì người gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015.

tm-img-alt
Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Trưởng phòng Tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS. 

Thời gian gần đây, liên tục những vụ che biển số, dán đổi số, dùng biển giả được phản ánh gây bức xúc. Hậu quả, người đi xe biển thật nhận phạt nguội oan và người gặp tai nạn khó đòi lại công bằng. Cụ thể, mới đây, anh Dương Đức Anh (Hà Nội) phải lên mạng xã hội kêu gọi sự giúp đỡ của người dân tình cờ đi ôtô ngang qua cổng Trung tâm hội nghị Quốc gia, hướng đi Đại lộ Thăng Long có camera hành trình, nhờ trích xuất video tìm tài xế Ford Ranger gây tai nạn với người thân nhưng đã bỏ chạy.

Theo anh Đức Anh, thời điểm này người nhà chẳng may gặp va chạm giao thông và đang chờ xe cấp cứu thì bị chiếc bán tải Ford Ranger biển số 29H-558.81 đâm phải khiến thương tích nặng hơn. Tuy nhiên, ngay sau va chạm, tài xế Ford Ranger đã lái xe bỏ chạy. Thế nhưng, theo cơ quan đăng kiểm, biển số 29H-558.81 gắn trên chiếc Ford Ranger gây tai nạn thực tế lại chính là biển số của xe Mitsubishi Triton GLS đời 2009 như người dùng mạng xã hội phản ánh.

Chiếc xe này đăng ký lần đầu vào tháng 9/2010 và mới sang tên đổi chủ vào tháng 12/2021. Như vậy, biển số mà chiếc Ford Ranger đeo trong vụ tai nạn có dấu hiệu giả mạo, khiến việc truy tìm khó khăn.

Về vấn đề nêu trên, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Trưởng phòng Tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết, tình trạng sử dụng biển số giả hoặc che biển số, thay đổi chữ số của biển số đang diễn ra tràn lan và gây nhiều bức xúc. Pháp luật cũng có những quy định để xử phạt đối với các hành vi này. Căn cứ điểm c khoản 3 điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)” sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng cùng với việc khôi phục lại hiện trạng biển số.

Còn với hành vi sử dụng biển giả, theo quy định tại điểm d Khoản 5 Điều 16 Nghị định 100/2019 thì người vi phạm sẽ bị xử phạt từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng, cùng với việc tịch thu biển giả, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Luật sư Nguyễn Đức Hùng cho biết thêm, trường hợp sử dụng biển số giả gây tai nạn thì người gây tai nạn phải chịu trách nhiệm về hành vi sử dụng biển số giả, hành vi che biển số như đã nêu ở trên. Nếu có những vi phạm hành chính khác như quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn, không quan sát, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông… thì cũng sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Trường hợp có tính chất nghiêm trọng chẳng hạn như làm chết người, tổn hại sức khoẻ cho nhiều người, thiệt hại lớn về tài sản… thì người gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015. Người vi phạm còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho những thiệt hại do họ gây ra theo quy định của pháp luật dân sự.

Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, trường hợp hành vi trái pháp luật của người sử dụng biển giả làm thiệt hại về tiền, tài sản hoặc thiệt hại khác tới chủ sở hữu thực của biển số đó thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật. 

Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng, để ngăn chặn tình trạng này diễn ra, các cơ quan nhà nước cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau:

Thứ nhất, tăng nặng chế tài xử lý hành chính đối với các hành vi sử dụng biển số giả, che biển số, đồng thời xem xét hình sự hoá quan hệ này, đưa tình tiết sử dụng biển số giả, che biển số vào tình tiết định khung, định tội của Điều 260 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Thứ hai, tăng cường phối hợp với cộng đồng xã hội trong việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Thứ ba, áp dụng khoa học công nghệ trong việc nhận diện biển số xe, không chỉ sử dụng biển số vật lý nhận diện bằng mắt thường mà có thể nhận diện bằng công nghệ cao, nhận diện tự động.

Cùng chuyên mục

Quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai
Công dân tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát, phản ánh và yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai. Việc thực hiện quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai được quy định tại Điều 231 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025).
Hóa đơn xăng dầu có bắt buộc ghi biển số xe không?
Thời gian gần đây, bắt đầu xuất hiện các thông tin liên quan đến việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì hóa đơn xăng dầu có bắt buộc phải ghi biển số xe không?
Thận trọng với “bẫy” lừa đảo qua hình thức góp vốn, đầu tư
Gần đây, Tạp chí Người cao tuổi nhận được nhiều đơn thư của người cao tuổi phản ánh về việc thực hiện “Hợp đồng góp vốn kinh doanh, đầu tư” với các cá nhân và tổ chức, nhưng không trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh, đầu tư nên có nguy cơ rủi ro cao, không thu hồi được tiền đầu tư. Thậm chí, một số đối tượng còn lợi dụng hình thức góp vốn kinh doanh đầu tư này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
Đưa hình ảnh học sinh lên mạng xã hội: Vô tư nhưng cũng cần thận trọng
Theo Luật sư, việc đăng tải hình ảnh giữa giáo viên và các em học sinh là một hình ảnh đẹp và có thể là kỷ niệm giữa thầy cô đối với các em. Tuy nhiên, cũng cần phải cảnh giác trước các trường hợp tội phạm công nghệ cao lợi dụng hình ảnh của thầy cô và các em nhằm mục đích xấu, dẫn đến hệ lụy vô cùng khó lường, điển hình là các vụ việc với thủ đoạn lừa đảo tinh vi bằng công nghệ cao đã được lực lượng chức năng cảnh báo gần đây.
Phạt tiền và khóa bánh xe tại các khu đô thị: Đúng hay sai?
Thời gian gần đây, mâu thuẫn, xung đột giữa lực lượng bảo vệ Khu chung cư/Khu đô thị mới với cư dân, lái xe taxi và khách đến về việc dừng đỗ xe không còn là chuyện hiếm, thậm chí đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều Khu chung cư/Khu đô thị mới hiện nay bởi còn những quan điểm khác nhau về thẩm quyền của lực lượng bảo vệ cũng như quyền dừng đỗ xe của những người lái xe trong các Khu chung cư/Khu đô thị này.

Tin mới

Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.