Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 03/08/2024 15:56 (GMT+7)

Tập đoàn Đức Long Gia Lai khởi kiện yêu cầu Công ty cổ phần Lilama 45.3 bồi thường thiệt hại

Chiều 2-8, Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai tổ chức buổi họp báo thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tham gia buổi họp báo có đại diện các cơ quan thông tấn báo chí địa phương và Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Tại buổi họp báo, ông Bùi Pháp-Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh và nội dung liên quan đến việc Công ty cổ phần Lilama 45.3 yêu cầu mở thủ tục phá sản lần 2 đối với Công ty.

tm-img-alt
Quang cảnh buổi họp báo của Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai với các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương thường trú tại Gia Lai.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho biết đã có đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân (TAND) TP. Quảng Ngãi buộc Công ty cổ phần Lilama 45.3 bồi thường thiệt hại về kinh tế, thương hiệu và uy tín cho Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (gọi tắt Công ty Đức Long Gia Lai); chấm dứt hành vi gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trái pháp luật đối với Công ty đến cơ quan Tòa án có thẩm quyền. Hiện Công ty Đức Long Gia Lai đang định giá trị thiệt hại cụ thể gửi Tòa án trong phiên hòa giải và công khai chứng cứ.

Theo ông Bùi Pháp, việc phát sinh các khoản nợ đối với đối tác, khách hàng, ngân hàng là hết sức bình thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tập đoàn Đức Long Gia Lai có phát sinh khoản nợ phải trả cho Công ty cổ phần Lilama 45.3 (Lilama), đã được xác định tại Bản án phúc thẩm số 03/KDTM-PT, ngày 8-2-2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai, nợ gốc là 14.764.848.038 đồng và lãi chậm thanh toán là 2.362.501.654 đồng.

tm-img-alt
Ông Bùi Pháp-Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai thông tin về việc Công ty cổ phần Lilama 45.3 kiện phá sản lần 2 đối với doanh nghiệp là không đúng với các quy định pháp luật.

Tháng 7-2023, Công ty Lilama đã có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai và Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định mở thủ tục phá sản số 01/2023/QĐ-MTTPS ngày 9-10-2023; Sau đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai có đơn kháng nghị gửi đến Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng yêu cầu xem xét lại quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai. Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 03/2023/QĐ-PT ngày 10-11-2023 hủy quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai, khẳng định doanh nghiệp không mất khả năng thanh toán nợ.

Đáng chú ý, từ thời điểm TAND cấp cao tại Đà Nẵng ban hành Quyết định số 03/2023/QĐ-PT ngày 10-11-2023 hủy quyết định của TAND tỉnh Gia Lai mở thủ tục thụ lý đơn của Công ty Lilama 45.3 yêu cầu phá sản đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai, doanh nghiệp vẫn tổ chức hoạt động kinh doanh bình thường; đến nay, số tiền doanh nghiệp đã trả cho Công ty cổ phần Lilama 45.3 là 6 tỷ đồng (chiếm 41% số nợ gốc). Trong đó, lần trả nợ gần đây nhất cho công ty trên là vào ngày 27-6-2024 với số tiền 350 triệu đồng.

Theo kế hoạch cam kết trả nợ của Công ty Đức Long Gia Lai thì mỗi quý công ty trả nợ 1 tỷ đồng để trả dứt điểm phần nợ gốc hơn 14,7 tỷ đồng và lãi chậm thanh toán hơn 2,3 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Lilama 45.3 đến hết năm 2026.

tm-img-alt
Trụ sở Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai

Đại diện Công ty Đức Long Gia Lai cho biết, nếu quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới thuận lợi thì thời gian trả nợ cho Công ty cổ phần Lilama 45.3 sẽ được rút ngắn so với kế hoạch.

Việc trả nợ vẫn đang diễn ra bình thường theo kế hoạch đã gửi Tòa án cấp cao tại Đà Nẵng và Chi cục Thi hành án dân sự TP. Pleiku nhưng không hiểu lý do vì sao Công ty cổ phần Lilama 45.3 lại tiếp tục gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (lần 2) đối với Công ty Đức Long Gia Lai và cố tình che giấu, không cung cấp chứng cứ chứng minh các lần trả nợ.

Ông Bùi Pháp cho rằng, TAND tỉnh Gia Lai cũng vội vàng ra thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi chưa xác minh cụ thể việc trả nợ từ phía Công ty Đức Long Gia Lai có quá hạn trả nợ 3 tháng để xem doanh nghiệp có mất khả năng thanh toán hay không là thiếu công tâm, khách quan và làm trái pháp luật.

Việc Công ty cổ phần Lilama 45.3 gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản lần 2 và TAND ra thông báo thụ lý không đúng pháp luật này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu và tài chính của công ty, tạo thông lệ xấu về cách thức đòi nợ đối với các trường hợp tương tự.

Ông Nguyễn Tuyển-Chánh Văn phòng HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho hay: “Tòa án tỉnh Gia Lai thụ lý hồ sơ phá sản chỉ theo yêu cầu của bên gửi đơn mà không có xác minh, làm việc với Công ty cổ phần Đức Long Gia Laitrong quá trình xử lý đơn. Đây có thể hiểu là việc làm gây ức chế trong hoạt động kinh doanh của đơn vị”.

Hiện Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai cũng có đơn khiếu nại yêu cầu Chánh án TAND tỉnh Gia Lai đình chỉ hoặc thu hồi thông báo thụ lý số 01/PS-TBTL, trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Luật Phá sản 2014 của Công ty cổ phần Lilama 45.3. Trong trường hợp không đình chỉ hoặc thu hồi thì Công ty Đức Long Gia Lai sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp tiếp theo, phù hợp với quy định pháp luật để bảo vệ uy tín và quyền lợi của doanh nghiệp.

tm-img-alt
Luật sư Lê Lưu (Đoàn Luật sư Gia Lai) tham gia ý kiến tại buổi họp báo.

Theo Luật sư Lê Lưu (Đoàn Luật sư Gia Lai), trong quá trình thụ lý đơn phá sản lần 2 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai, trong các quy định của pháp luật có liên quan, theo tôi trên tinh thần thượng tôn pháp luật, việc nợ nần giữa các doanh nghiệp là chuyện bình thường; theo Luật tố tụng dân sự điều chỉnh tất cả các hành vi liên quan đến khởi kiện dân sự kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân gia đình... việc tranh chấp hợp đồng đòi nợ giữa các chủ nợ với nhau, sau khi có quyết định của Tòa án tiếp theo có cơ quan Thi hành án dân sự để thực hiện quyết định theo bản án của Tàn án có thẩm quyền. Theo quy định của Luật phá sản để áp dụng cho các con nợ mất khả năng thanh toán được quy định tại khoản 1, điều 4 của Luật phá sản.

Cùng chuyên mục

BOMBIT EHL BIO Việt Nam: “Lừa đảo” mỹ phẩm tế bào gốc để trục lợi?
Những sản phẩm Bombit của viện nghiên cứu Tế bào gốc Y học tái tạo EHL BIO Hàn Quốc đang được công ty Cindel Tox nhập khẩu dưới dạng trang thiết bị y tế loại A. Đáng nói, trong thành phần khai báo với Bộ Y tế Việt Nam không có tế bào gốc nhưng khi bán ra thị trường, sản phẩm đuợc giới thiệu chứa dịch chiết tế bào gốc mô mỡ người.

Tin mới

Quyên góp từ thiện theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định hiện hành, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.