Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 14/02/2023 15:56 (GMT+7)

TP.HCM: Thông tin về đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024

Ngày 14/2, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM thông tin, cấu trúc và độ phân hóa đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023 - 2024 cơ bản không thay đổi. Trong kỳ thi vào lớp 10 năm nay, học sinh vẫn thi 3 môn Toán, Ngữ văn và môn Tiếng Anh.

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, trong kỳ thi vào lớp 10 năm nay, học sinh vẫn thi 3 môn Toán, Ngữ văn (mỗi môn 120 phút) và môn Tiếng Anh (90 phút).

Kết quả thi là tổng điểm 3 môn không nhân hệ số.

So với kỳ thi năm trước, cấu trúc và độ phân hóa đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 cơ bản không thay đổi.

Môn Ngữ văn có thời gian làm bài 120 phút với 3 phần: Đọc hiểu (3 điểm), Nghị luận xã hội (3 điểm) và Nghị luận văn học (4 điểm).

Với cấu trúc đề như trên, Sở GD&ĐT TPHCM cũng định hướng ôn tập cho học sinh như sau.

Năng lực đọc hiểu: Văn bản được chọn có thể là văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản văn học, văn bản khoa học... Các câu hỏi được tổ chức theo mức độ tư duy từ dễ đến khó, từ nhận biết, thông hiểu đến phân tích, suy luận và đánh giá, vận dụng. Trong các câu hỏi đọc hiểu có 1 câu hỏi về tiếng việt.

Các văn bản được chọn lựa có nội phù hợp với lứa tuổi, gắn với tình hình thời sự… để luyện tập các kĩ năng phát hiện, nhận diện, giải mã từ ngữ, chi tiết, hình ảnh; tìm các vấn đề tiếng Việt có trong văn bản; tập tóm tắt văn bản; nối kết văn bản đang đọc với văn bản khác liên quan, liên hệ thực tế, đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề đặt ra trong văn bản...

Câu trả lời phải ngắn gọn, rõ ràng theo đúng yêu cầu đề, tránh lan man, dài dòng. Khi trả lời các câu hỏi đọc hiểu, các em cần đọc toàn bộ văn bản để nắm nội dung. Trả lời ngắn gọn, rõ ràng theo đúng yêu cầu của đề, tránh lan man, dài dòng không cần thiết.

Văn bản nghị luận xã hội: Bài văn phải có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

Học sinh cần tập phân tích, xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

Các em cần rèn luyện các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận. Học sinh cần tránh việc thiếu giải thích vấn đề, dẫn chứng chưa sát, thiếu phân tích dẫn chứng hay chưa rút ra được bài học cho bản thân. Lưu ý: bài văn khoảng 500 chữ.

Văn bản nghị luận văn học: Học sinh được lựa chọn 1 trong 2 đề để làm bài.

- Đề 1: Yêu cầu học tự chọn một tác phẩm thuộc chủ đề đề cho, cảm nhận tác phẩm và chỉ ra ảnh hưởng, tác động của tác phẩm đối với bản thân mình hoặc liên hệ đến tác phẩm khác, liên hệ thực tế cuộc sống để rút ra một vấn đề văn học hoặc cuộc sống.

- Đề 2: Đề thi đặt ra một tình huống cụ thể và yêu cầu các em sử dụng kiến thức, sự trải nghiệm trong quá trình đọc để giải quyết tình huống ấy.

Muốn làm tốt, học sinh cần có kĩ năng phân tích, cảm nhận tác phẩm. Hạn chế tình trạng diễn xuôi lại tác phẩm, bài làm thiếu cảm xúc, viết sai vấn đề.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Môn Toán cũng có thời gian 120 phút, đề thi giữ nguyên cấu trúc với 70% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu; 30% vận dụng, vận dụng cao.

Đề thi môn Toán dự kiến bao gồm 8 câu hỏi, trong đó 7 câu là kiến thức cơ bản với nội dung về đồ thị, định lý Viet, điều kiện có nghiệm của phương trình, vận dụng kiến thức đã học giải bài toán thực tế. Câu hỏi còn lại là bài toán hình học phẳng, gồm ba bài toán nhỏ.

Môn Tiếng Anh có thời gian làm bài 90 phút với 40 câu trắc nghiệm. Đề thi môn Tiếng Anh có 10-15% câu hỏi mức độ nâng cao để phân hóa thí sinh.

Nội dung đề thi gồm các chủ điểm ngữ pháp, từ vựng chủ yếu trong chương trình lớp 9. Tuy nhiên, đề thi không chú trọng về ngữ pháp, mà nghiêng về kỹ năng, vận dụng và từ vựng.

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.
Yên Bái: Tạm đình chỉ công tác giáo viên đánh học sinh lớp 1
Chiều 21/4, ông Nguyễn Anh Thủy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) thông tin: Sau khi nhận được thông tin phản ánh vụ việc cô giáo đánh học sinh lớp 1 tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học La Pán Tẩn, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã khẩn trương chỉ đạo làm rõ.
Đề xuất quy định mới về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT.

Tin mới

Bình Thuận: Khởi tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh và 11 bị can là cựu lãnh đạo các sở, ngành
Căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án KĐT du lịch biển Phan Thiết do Công ty cổ phần Rạng Đông làm chủ đầu tư, mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng hình sự đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.