Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 11/10/2022 14:04 (GMT+7)

Trẻ bị nhiễm Adenovirus điều trị tại nhà, cha mẹ cần làm những gì?

Với trẻ bị nhiễm Adenovirus điều trị tại nhà, trẻ có thể được sử dụng thuốc như thế nào, cha mẹ cần chú ý những gì khi theo dõi trẻ?

Theo TS.BS Đặng Thị Thúy, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khi theo dõi trẻ bị mắc bệnh do Adenovirus tại nhà, cha mẹ cần chú ý cách dùng các loại thuốc hợp lý và theo dõi trẻ đúng cách.

Trẻ nhập viện khi có các dấu hiệu nặng. Ảnh: PV.
Trẻ nhập viện khi có các dấu hiệu nặng. Ảnh: PV.

Cụ thể, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu Adenovirus, tuy nhiên với đa số trẻ nhiễm Adenovirus thường tự ổn định sau 7- 10 ngày. Việc điều trị cho trẻ nhiễm Adenovirus bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Về điều trị triệu chứng, cụ thể:

Trẻ sốt được hạ sốt bằng thuốc Paracetamol.

Vệ sinh mũi họng thường xuyên cho trẻ.

Nếu trẻ có viêm kết mạc, có thể nhỏ nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày.

Với trẻ sốt cao, nôn, hoặc đi ngoài phân lỏng cần bù thêm nước. Nếu trẻ không uống được cần được đưa tới cơ sở y tế để truyền dịch đường tĩnh mạch.

Trẻ cần cần khám tại cơ sở y tế mỗi 1- 2 ngày để được theo dõi và chăm sóc y tế kịp thời.

Về điều trị hỗ trợ, trẻ mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn đủ bữa, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, tránh bị mất nước.

Cũng theo BS. Đặng Thị Thúy, không dùng kháng sinh để điều trị Adenovirus vì kháng sinh không có tác dụng với virus Adeno; việc dùng kháng sinh chỉ khi có bằng chứng của cơ thể nhiễm vi khuẩn.

Theo đó, để phân biệt được giữa sốt do vi khuẩn và do virus Adeno, trẻ cần phải được thăm khám cẩn thận bởi các chuyên gia và làm các xét nghiệm để đánh giá.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới