Trẻ dễ bị tổn thương từ… người lớn!
Trẻ em ngày càng được chăm lo và nhận được những sự quan tâm đặc biệt. Trong tương lai, trẻ em sẽ là người làm chủ đất nước. Nhưng trẻ em cũng rất dễ bị tổn thương, xâm hại, đặc biệt từ người lớn. Do đó, việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là điều cực kỳ quan trọng.
Mới đây đã xảy ra vụ việc ở một trường Tiểu học: Một em học sinh lớp 1 bị lạc mất quyển sách mà cô giáo vừa phát ra, người mẹ gạn hỏi sao không biết, đến buổi chiều tự ý vào lớp và tra hỏi cháu học sinh ngồi cạnh con mình là “Con có lấy sách của bạn không?”. Khi cháu học sinh trả lời không có thì vị phụ huynh học sinh (PHHS) đó lục lọi hộc bàn… Có vẻ như chưa tin lời cháu học sinh ngồi cạnh bên, vị PHHS đó liền yêu cầu cháu cho kiểm tra tập sách của cháu, kiểm tra xong vẫn không thấy quyển sách bị thất lạc,… Dù vậy, nhưng vị PHHS vẫn nhắn gửi đến cô giáo rồi PHHS của cháu học sinh ngồi cạnh con mình là: “Nhờ nhắn lại là mẹ của cháu xem có để lạc ở nhà cháu không?”.
Tất nhiên, khi về nhà, cháu học sinh bị vị PHHS kia hạch hỏi, kiểm tra tập sách của mình vừa khóc vừa kể lại sự việc cho ba mẹ, ông bà,… cùng nghe. Gia đình đã liên hệ với cô giáo chủ nhiệm để nắm rõ sự việc, cô giáo cho biết cũng chỉ mới nghe qua là nhờ tìm lại dùm quyển sách bị thất lạc, chứ không nghe nói gì về việc cháu bị hạch hỏi, kiểm tra tập sách ở lớp học,… Và cô giáo cũng nhanh chóng thông báo với tất cả PHHS là khi xảy ra sự việc tương tự thì phải liên hệ cô giáo để giải quyết, chứ không được tự ý làm như thế.
Trong khi ở bậc Mầm non, cháu học sinh bị kiểm tra tập sách kể trên luôn đạt thành tích xuất sắc, đứng Nhất- Nhì lớp và ở trường, được đông đảo cô giáo ở trường Mầm non thương yêu và cho biết cháu rất ngoan, đáng yêu, thảo ăn,…
Với vụ việc xảy ra nêu trên, có thể thấy cách ứng xử của vị PHHS kia có phần hấp tấp, vội vàng,… Khi biết việc con mình bị thất lạc sách, nếu thông báo đến giáo viên chủ nhiệm, chắc chắn sẽ được giáo viên chủ nhiệm và nhà trường hỗ trợ tìm lại tập sách cho con mình. Nếu không tìm được, PHHS và nhà trường vẫn có thể hỗ trợ cấp lại quyển sách khác cho cháu học sinh đã bị mất.
Nhưng với cách ứng xử hấp tấp, vội vàng đó không thể không gây ra nỗi sợ hãi, xúc phạm đến tinh thần, thể chất của các em thiếu nhi mà vị PHHS kia biện hộ: “Tui đã xin cháu rồi tui mới kiểm tra tập sách của cháu!”… PHHS của cháu bị kiểm tra tập sách bức xúc nói: “Một đứa trẻ là “Búp măng non” khi người lớn lớn tiếng thì các cháu đã e sợ, khỏi cần xin cháu cũng đưa tập sách ra cho kiểm tra hoặc lấy đi… Tổn hại trẻ về tinh thần, ai sẽ là người gánh chịu?”.
Trao đổi với báo chí, Thạc sĩ Trịnh Thị Điệp- chuyên gia tâm lý giáo dục cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh dễ bị tổn thương tâm lý là do thiếu khả năng thích ứng trước những thay đổi, biến cố trong cuộc sống… Cùng với đó, khi trải qua những biến cố nghiêm trọng sẽ khiến các em thêm lo lắng, có những suy nghĩ phóng đại tiêu cực về mọi thứ xung quanh. Do đó, cần xây dựng môi trường sống tích cực trong gia đình, nhà trường và xã hội cho học sinh...