Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 14/07/2021 11:40 (GMT+7)

Vén màn 'bí mật' nhóm Gobig: Điểm bất thường tại Công ty COD quốc tế

Điểm bất thường là Công ty này công bố và phân phối 01 sản phẩm TPBVSK hoàn toàn trùng với một Công ty khác cũng thuộc nhóm Gobig về cả tên gọi cũng như công dụng hỗ trợ sản phẩm? Người tiêu dùng làm sao để có thể phân biệt?

Công ty Cổ phần công nghệ COD quốc tế (có địa chỉ đăng ký hoạt động tại số 74 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội) hiện đang chịu trách nhiệm công bố và phân phối 4 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK), cụ thể là: GEN X PLATINUM (hỗ trợ sinh lý nam giới), YAKUMI SILVER (hỗ trợ dạ dày), EatClean Plus (hỗ trợ giảm béo), Estromen Gold (hỗ trợ sinh lý nam giới).

gobig1-1626237068.png
Là TPBVSK nhưng website này lại quảng cáo TPBVSK EatClean Plus như “thần dược” giảm cân?

Như chúng tôi đã đăng trong kỳ trước bài viết “Vén màn 'bí mật' nhóm Gobig: Công ty GOG Việt Nam có vô can với quảng cáo TPBVSK do mình công bố?” Bài viết xoay quanh nội dung các sản phẩm của Công ty Cổ phần công nghệ GOG Việt Nam (cũng thuộc nhóm Gobig) được đăng bán trên một số website, gian hàng có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng luật quảng cáo và ATTP...

Bài viết có nhắc tới Công ty GOG công bố và phân phối sản phẩm TPBVSK hỗ trợ giám béo có tên là EatClean Plus. Số công bố của sản phẩm này là 8902/2020/ĐKSP do Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp ngày 15/09/2020. 

gobig2-1626237068.png
Phiếu công bố tiếp nhận 02 sản phẩm có tên gọi và công dụng giống hệt nhau nhưng lại được phân bố ở 02 công ty khác nhau với 2 số công bố khác nhau là như thế nào...?

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty COD quốc tế cũng lại công bố và phân phối một sản phẩm TPBVSK hỗ trợ giảm béo có tên gọi y nguyên sản phẩm mà Công ty GOG công bố là EatClean Plus. Nhưng sản phẩm này có số công bố là 6051/2020/ĐKSP do Cục An toàn thực phẩm cấp ngày 02/07/2020. 

Cả 02 sản phẩm cùng tên này đều do Công ty Cổ phần nghiên cứu và phát triển dược phẩm Genphar có địa chỉ tại Khu Công nghiệp Quang Minh mở rộng, thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội sản xuất. Và do bà Nguyễn Thị Nhung làm người đại diện theo pháp luật – Tổng giám đốc Công ty.

Vậy 02 sản phẩm này có gì khác nhau hay không? Vì sao 02 doanh nghiệp lại chịu trách nhiệm công bố 02 sản phẩm cùng tên gọi, cùng công dụng? Đã thế các sản phẩm này lại được đăng bán trên cùng một website với Giấy tiếp nhận công bố là một công ty, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cũng lại của một công ty khác. Người tiêu dùng làm sao để có thể phân biệt các sản phẩm này giữa các công ty với nhau?

gobig3-1626237071.png
Nhìn vào trang quảng cáo sản phẩm như này có khoảng bao nhiêu người tiêu dùng đủ nhận biết để phân biệt sản phẩm này...?

Ví dụ như tại website có tên “eatcleanchinhhang.cf” khi thì viết EatClean Plus, khi lại viết EatClean. Ghi nhận của PV tại trang này, nội dung Giấy tiếp nhận công bố là của Công ty GOG Việt Nam được Cục ATTP Bộ Y tế xác nhận cấp cho ngày 15/09/2020 với số công bố 8902/2020/ĐKSP cho TPBVSK EatClean Plus, còn Giấy xác nhận nội dung quảng cáo lại là số 2315/2020/ĐKSP cho sản phẩm TPBVSK EatClean của Công ty COD quốc tế được Cục ATTP cấp ngày 24/07/2020.

Ngoài ra, website này còn đăng tải rất nhiều các video clip, hình ảnh các MC, diễn viên nổi tiếng và phản hồi của khách hàng như MC Tr. A., diễn viên T.B., diễn viên Đ. H.Y.,... về sản phẩm này để thu hút sự chú ý của khách hàng tới sản phẩm. Điều này có dấu hiệu vi phạm luật quảng cáo và ATTP.

Các nhóm sản phẩm hỗ trợ sinh lý cũng vậy. Hầu hết nhóm sản phẩm hỗ trợ sinh lý của nhóm này đều được phân bổ dàn trải khắp các công ty với những tên gọi khác nhau như Zawa thuộc Công ty Cổ phần dược phẩm Locifa còn Zawa Plus hay ZAWA PLATINUM lại được phân bố ở Công ty Cổ phần công nghệ GOG Việt Nam.

Còn thực phẩm hỗ trợ sinh lý nam giới GEN X PLATINUM và Estromen Gold lại được phân phối bởi Công ty COD quốc tế. 

Đáng nói, tất cả các sản phẩm này đều được ghi rõ trong phiếu công bố là TPBVSK, tuy nhiên trên nhiều website, gian hàng điện tử các sản phẩm này lại được tung hô như những “thần dược” với những từ ngữ “chắc nịch” như tại gian hàng “shopee.vn”: “Hộp viên nhộng Eat Clean Plus-giảm cân an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, không mất nước”, hay “viên sinh lý Gen X Platinum- tăng phong độ rạo rực đam mê”,... 

gobig4-1626237068.png

Ngạc nhiên là tại mục chi tiết sản phẩm thì sản phẩm GEN X PLATINUM lại được mô tả và giới thiệu là “được phân phối bởi Công ty Cổ phần công nghệ GOB quốc tế với số đăng ký là 9138/2020/ĐKSP”. Trong khi đó số công bố của sản phẩm này là 9188/2020/ĐKSP, phân phối bởi Công ty COD quốc tế.

gobig5-1626237070.png

Được biết, Công ty Cổ phần công nghệ COD quốc tế được thành lập ngày 02/08/2019 có địa chỉ đăng ký hoạt động tại số 74 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, TP. Hà Nội do ông Nguyễn Hữu Hùng, sinh năm 1992 tại Hải Phòng, làm giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật. 

gobig6-1626237068.png
Các thành viên của nhóm Gobig: Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Đình Dương, Trần Tiến Sơn và Nguyễn Đình Hảo (tính từ phải sang trái).

5 cổ đông của Công ty COD quốc tế là: Nguyễn Hữu Hùng (Giám đốc) sở hữu 40% cổ phần, tiếp đến là Trần Tiến Sơn nắm giữ 9%, Nguyễn Đình Hảo 3%, riêng vợ chồng ông Nguyễn Đình Dương và bà Nguyễn Thị Nhung nắm giữ 48% số cổ phần. Trong đó số cổ phần của ông Dương là 26% còn bà Nhung là 22%, với số vốn điều lệ là 3 tỷ đồng. 

Trong khi đó tại Công ty Cổ phần công nghệ GOG Việt Nam vợ chồng ông bà Dương, Nhung cũng sở hữu 68% cổ phần, còn ông Trần Tiến Sơn xấp xỉ 12,8% và ông Nguyễn Đình Hảo là trên 4,2%. Tất cả đều là thành viên của nhóm Gobig.

Nhóm này còn bao nhiêu Công ty, bao nhiêu sản phẩm, chúng được gọi tên phân phối ra sao, bán như thế nào,... chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ hơn vào các kỳ tiếp theo.

Qua tìm hiểu của PV được biết, nhóm Gobig do ông Nguyễn Đình Dương và bà Nguyễn Thị Nhung làm “ông, bà trùm”, gồm nhiều công ty chuyên sản xuất, kinh doanh buôn bán sản phẩm TPBVSK, TPCN. Đây là một trong những đối tượng được báo chí điểm danh, xướng tên rất nhiều trong thời gian qua với loạt những vi phạm nghiêm trọng trong sản xuất, quảng cáo và bán sản phẩm cho người tiêu dùng.

Cùng chuyên mục

Việt Nam và Hàn Quốc hợp tác chống hàng giả thương hiệu Hàn Quốc, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Ngày 7/11/2024, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) tổ chức Hội thảo "Nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024" nhằm thảo luận và đề xuất các giải pháp nhận diện và ngăn chặn hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ tại thị trường Việt Nam.
Dầu massage Đại Lực Hoàng bị đình chỉ, thu hồi trên toàn quốc
Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành công văn gửi Sở Y tế, các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thông báo về việc Đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm mỹ phẩm Dầu massage Đại Lực Hoàng do không đáp ứng các điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định.
Phát hiện kho mỹ phẩm nhập lậu bán online trị giá khoảng 1 tỷ đồng tại TP Bắc Giang
Một kho mỹ phẩm với khoảng 70.000 sản phẩm chủ yếu là kem dưỡng da, kem trị nám, sữa rửa mặt, gel tẩy da chết, kem tẩy lông, kem dưỡng tóc, thuốc nhuộm tóc, nước hoa… có trị giá khoảng 1 tỷ đồng kinh doanh chủ yếu trên các nền tảng TMĐT vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang tiến hành kiểm tra, tạm giữ.
Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.
Cục An toàn thực phẩm chỉ cách chọn bánh trung thu an toàn
Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng bánh trung thu tăng đột biến, bên cạnh các sản phẩm bảo đảm an toàn cũng còn một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Tin mới