Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 03/08/2023 10:30 (GMT+7)

Vì sao hơn 290.000 thí sinh từ chối cơ hội vào đại học?

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kết thúc đợt xét tuyển ĐH đợt 1 năm 2023, tổng số thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển là hơn 660.000, tương đương 66% số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Như vậy, điều này đồng nghĩa gần 292.000 thí sinh bỏ cơ hội xét tuyển ĐH đợt 1 năm 2023.

Về nguyên nhân gần 292.000 thí sinh từ chối cơ hội xét tuyển vào ĐH, trả lời báo Người Lao Động, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, cho rằng có nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân có thể kể đến như điều kiện kinh tế khó khăn nên học sinh không học ĐH; chọn con đường học nghề để nhanh ra trường có việc làm và thu nhập.

"Một số khác rất đông đi làm luôn tại doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI... Cũng không ít học sinh làm kinh tế hộ gia đình, ngoài ra một số ít đi du học" - TS Hoàng Ngọc Vinh cho hay.

TS Hoàng Ngọc Vinh khẳng định gần 292.000 học sinh từ chối cơ hội xét tuyển vào ĐH cũng là cơ hội cho các trường nghề tuyển các em.

Vì sao hơn 290.000 thí sinh từ chối cơ hội vào đại học? Ảnh 1
Theo Bộ GD&ĐT, có gần 292.000 thí sinh bỏ cơ hội xét tuyển ĐH đợt 1 năm 2023. Ảnh minh họa.

Trao đổi với báo Lao Động, em Lê Ngọc Ánh - học sinh Trường THPT Kỳ Lâm (Hà Tĩnh) - một trong số hơn 300.000 thí sinh không đăng kí bất kỳ nguyện vọng xét tuyển đại học nào, cho biết, em sẽ học tiếng để đi xuất khẩu lao động. Lựa chọn này của Ánh là mong ước được “đổi đời” vì gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn.

"Từ bỏ đăng ký xét tuyển vào đại học hoàn toàn do em quyết định và.không chịu bất cứ sự tác động nào từ gia đình, thầy cô hay bạn bè. Em nghĩ, chỉ có xuất khẩu lao động mới có thể giúp em thoát nghèo và chia sẻ gánh nặng kinh tế với mẹ” - Ngọc Ánh bộc bạch.

Mặc dù được đánh giá là học sinh giỏi, năm nào cũng nhận được học bổng hỗ trợ từ nhà trường, Ngọc Ánh chấp nhận từ bỏ con đường vào học đại học. Em xác định, học đại học thì không thể chi trả số tiền học phí cũng như sinh hoạt hàng tháng.

“Em là người không ngại vất vả, đi xuất khẩu lao động cũng là cách kiếm tiền chân chính đồng thời còn đỡ đần được mẹ và các em. Thay vì cứ cố chấp học đại học theo mong muốn bản thân mà mọi người phải chạy vạy khắp nơi thì em sẽ chọn đi xuất khẩu lao động. Em dự tính đi xuất khẩu lao động 4 - 5 năm rồi sau đó trở về xin một công việc gần nhà để làm” - Ngọc Ánh nói.

Cũng từ chối bước vào cánh cổng trường đại học, em Trịnh Thuỳ Linh - học sinh Trường THPT C Bình Lục (Hà Nam) cũng lựa chọn con đường du học theo hệ vừa học vừa làm. Lý do em đưa ra, một phần là nhìn vào thực tế nhiều anh chị khoá trước tốt nghiệp đại học ra khó xin việc. Phần nữa, là nữ sinh đánh giá, năng lực học tập của mình không quá nổi trội, khó có cơ hội thi đỗ vào các trường đại học top đầu. Với các trường đại học tầm trung, cơ hội việc làm lại càng khó khăn hơn.

“Các trường đại học danh tiếng thì em không thi được. Còn nếu chỉ muốn học đại học ở các trường loại khá thì điều đó đơn giản. Nhưng học xong mà không xin được việc thì rất phí phạm công sức và tiền bạc. Do đó, em đã quyết định học tiếng để đi du học” - Thuỳ Linh bày tỏ.

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.
Yên Bái: Tạm đình chỉ công tác giáo viên đánh học sinh lớp 1
Chiều 21/4, ông Nguyễn Anh Thủy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) thông tin: Sau khi nhận được thông tin phản ánh vụ việc cô giáo đánh học sinh lớp 1 tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học La Pán Tẩn, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã khẩn trương chỉ đạo làm rõ.
Đề xuất quy định mới về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT.

Tin mới

Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT hưởng quyền lợi thế nào?
Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014, thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).
Bắc Bộ nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiều nơi trên 41 độ C
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội tiếp tục trạng thái ngày nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C; đêm không mưa. Trung Bộ và Nam Bộ ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Bình Thuận: Khởi tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh và 11 bị can là cựu lãnh đạo các sở, ngành
Căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án KĐT du lịch biển Phan Thiết do Công ty cổ phần Rạng Đông làm chủ đầu tư, mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng hình sự đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.