Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 08/05/2020 07:57 (GMT+7)

Vietjet Air đứng đầu danh sách ‘sổ nợ’ của ACV cần phải thu quý I/2020

Tại báo cáo tài chính quý I/2020 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt nam (ACV), danh sách các khoản nợ cần phải thu từ các hãng hàng không thể hiện rõ Vietjet Air của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo “đội sổ” với số nợ “khủng” tăng từ 622 tỉ lên trên 735 tỉ đồng.

Vietjet Air đứng đầu danh sách “sổ nợ” của ACV cần phải thu quý I/2020.

Lịch sử phát triển của ngành hàng không chưa bao giờ các hãng hàng không lại phải đứng trước nỗi lo nguy cơ phá sản, lao đao vì dịch Covid-19 tác động mạnh như thời gian vừa qua. Đặc biệt, là lệnh tạm dừng các đường bay nội địa và quốc tế khiến cho hàng trăm máy bay nằm “đắp chiếu” các khoản nợ cần phải trả tăng cao với con số “khủng”.

Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính quý I/2020 của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) tính tới cuối tháng 3/2020, thể hiện lãi tới hàng nghìn tỉ đồng trong bối cảnh ngành hàng không gần như tê liệt vì sự bùng phát của dịch Covid-19. Khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng ngắn hạn của ACV gần 33.000 tỉ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Trong đó, tiền tăng 130 tỉ lên gần 479 tỉ đồng và tiền gửi ngân hàng dưới 12 tháng 32.435 tỉ đồng, tăng 1.500 tỉ đồng so với cuối năm 2019.

Từ đó, mang về cho ACV gần 540 tỉ đồng tiền lãi trong quý I/2020, tăng 170 tỉ đồng so với cùng kỳ. Bình quân mỗi ngày, ACV thu gần 6 tỉ đồng từ lãi tiền gửi. Lãi tiền gửi trong quý chiếm tới 34% lợi nhuận sau thuế ACV trong quý vừa qua.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh chính của ACV, doanh thu thuần chỉ đạt 3.634 tỉ trong quý I/2020, giảm 18,11% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 800 tỉ đồng. Bình quân, doanh thu của ACV mỗi ngày “hụt” gần 8,9 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo này còn thể hiện doanh thu từ cung cấp dịch vụ hàng không chiếm tới 78% trong tổng doanh thu của ACV, chủ yều là doanh thu phục vụ hành khách (1.839 tỉ đồng). Doanh thu cung cấp dịch vụ phi hàng không trong kỳ không những không giảm mà còn tăng từ mức 505 tỉ lên gần 511 tỉ đồng. Trong đó, thuê mặt bằng tăng gần 15%, lên 231,5 tỉ đồng; doanh thu dịch vụ sử dụng hạ tầng nổi cảng 116 tỉ đồng.

Trong kỳ, giá vốn của doanh nghiệp chỉ giảm 6% trong quý vừa qua khiến lợi nhuận gộp ACV thu về giảm 29%, đạt 1.623 tỉ đồng. Biên lợi nhuận gộp cũng thu hẹp còn 44%, so với mức 52% cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, các chi phí ACV phải trả trong kỳ cũng giảm đáng kể, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cùng giảm 24%. Lãi trong công ty liên kết và lợi nhuận khác trong kỳ cũng giảm xuống còn lần lượt 44 tỉ và 1,5 tỉ đồng. Chốt quý I, ACV ghi nhận 1.927 tỷỉ đồng lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế 1.550 tỉ, giảm 22% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, báo cáo tài chính quý I của ACV ghi nhận tăng các khoản phải thu (khoản nợ phải thu – PV) từ các doanh nghiệp hàng không tính đến cuối tháng 3/2020 là con số “khủng” tăng lên tới hàng nghìn tỉ đồng.

Trong đó, “đội sổ nợ” trong danh sách các hãng hàng không chính là Vietjet Air của tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tăng từ 622 tỉ lên trên 735 tỉ đồng; tiếp đến đứng thứ 2 là Vietnam Airlines (700 tỉ đồng); thứ 3 là Bamboo Airways (269 tỉ, tăng gấp đôi đầu năm); cuổi cùng là Jetstars Pacific Airlines (167 tỉ đồng).

Thông tin về các khoản nợ mà Bamboo Airways cần phải trả, Tỉ phú Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Bamboo Airways khẳng định: “Bamboo Airways đã thanh toán toàn bộ công nợ cho hợp đồng năm 2019 (bao gồm cả các khoản phí thu hộ là phí phục vụ hành khách, soi chiếu an ninh) với ACV”.

Đối với các khoản nợ phát sinh trong năm 2020, Bamboo Airways đã đạt được thỏa thuận với ACV, để làm cơ sở cho việc thanh toán công nợ trong giai đoạn đầu năm 2020, bất chấp bối cảnh chung của các hãng hàng không từ đầu năm đến nay vẫn đang rất khó khăn do đại dịch.

Tỉ phú Trịnh Văn Quyết lấy dẫn chứng thêm, trong báo cáo tài chính quý I/2020 của ACV, “khoản phải thu” tính đến tháng 3/2020 của ACV đối với Bamboo Airways chính là khoản nhỏ nhất trong top 3 hãng hàng không lớn nhất Việt Nam. Con số nợ ACV của hai hãng lớn còn lại đều gấp gần 3 lần Bamboo Airways.

Cùng chuyên mục

Habeco thiếu tiền mặt để nộp phạt hành vi vi phạm về thuế?
Vi phạm hành chính về thuế, Habeco bị phạt, truy thu và buộc nộp đủ tiền chậm nộp tiền thuế tính đến hết ngày 3/1/2024 là 19,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại ngày 31/3/2024, lượng tiền mặt của Habeco rất thấp, không đủ để nộp toàn bộ số tiền phạt này.
Xây dựng Hòa Bình lý giải nguyên nhân lỗ thêm 333 tỷ đồng sau kiểm toán
Sự chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi được kiểm toán và số liệu báo cáo tài chính do Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình tự lập giảm 333 tỷ đồng đã được giải trình chi tiết tới Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, theo thông cáo phát đi từ đơn vị này ngày 1/4/2024.

Tin mới