Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 28/10/2019 02:08 (GMT+7)

Xã An Phú (huyện Mỹ Đức): Nhiều công trình hàng chục tỷ đồng bị bỏ không

Nhiều công trình ở xã An Phú - huyện Mỹ Đức được đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng xây xong lại "đắp chiếu" bỏ không khiến người dân bức xúc.

An Phú là một xã miền núi của huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội mới thoát khỏi diện 135 năm 2018. Bằng nguồn ngân sách nhà nước, trong những năm gần đây, nhiều công trình với mức đầu tư hàng chục tỷ đồng với kỳ vọng mang đến một diện mạo nông thôn mới mẻ. 

Nhà văn hóa dân tộc 6 năm nay chưa được sử dụng.

Tiêu biểu là Nhà văn hóa dân tộc, kinh phí đầu tư 13,5 tỷ đồng, được thực hiện theo Kế hoạch 166 của UBND TP. Hà Nội về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013-2015. Lộ trình thực hiện xây dựng Dự án từ năm 2013-2015.

Tuy nhiên, mãi đến năm 2016, Nhà văn hóa mới hoàn thành xong phần thô gồm: Trụ sở nhà văn hóa, 2 phòng trưng bày hiện vật văn hóa Mường, nhà vệ sinh đã được hoàn thiện. Còn hạng mục nội thất như: bàn ghế, trang thiết bị, hiện vật trưng bày tại phòng trưng bày văn hóa Mường vẫn chưa có. Mọi hoạt động sinh hoạt văn hóa của đồng bào phải mượn địa điểm khác. Hiện nhiều hạng mục của nhà văn hóa đã xuống cấp nghiêm trọng.

Theo ghi nhận, dự án xây dựng đập thủy lợi Đồi Công với mức đầu tư hơn 13 tỷ đồng, hiện không điều tiết được nước tưới tiêu mà còn làm ruộng của nhân dân bị ngập thêm ảnh hưởng lớn đến cây trồng. Một dãy phòng học của trường tiểu học cũng đã xây xong phần cứng nhưng để rêu phong, cỏ dại vây quanh, trong khi trường còn thiếu nhiều phòng học, các cháu phải học nhờ, ghép lớp.

Đập thủy lợi biến thành đập "thủy hại".

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Ngự, Phó Chủ tịch UBND xã An Phú cho biết: "Khi các đơn vị về làm dự án, xã không nắm được hồ sơ công trình, không biết có những hạng mục nào, thi công ra sao. Chỉ biết có 6 dự án thì 4 dự án dở dang, đã nghiệm thu nhưng không sử dụng được và xã đã phản ánh nhiều lần bằng văn bản lên UBND TP. Hà Nội và UBND huyện Mỹ Đức nhưng đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết".

Những dự án nêu trên phải chăng chỉ để làm đẹp những bản báo cáo chứ không có giá trị thực tiễn? Ai sẽ chịu trách nhiệm trước những công trình bỏ hoang này? Câu trả lời xin nhường cho UBND TP Hà Nội và UBND huyện Mỹ Đức.

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc công bố danh sách 46 dự án khu đô thị, nhà ở chậm tiến độ
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tăng cường quản lý các dự án khu đô thị, nhà ở trên địa bàn và công khai các dự án vi phạm, chậm tiến độ, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc vừa có báo cáo về 46 dự án trên địa bàn. 46 dự án khu đô thị, nhà ở chậm tiến độ được cập nhật đến hết ngày 29/2.
Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thêm chính sách ưu đãi với dự án nhà ở xã hội
Để góp phần xây dựng hoàn thiện các cơ chế chính sách, pháp luật và xác định các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư đẩy mạnh triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội nhanh hơn, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho rằng cần tập trung tháo gỡ vướng mắc về mặt thủ tục, cũng như bổ sung hoặc tăng thêm chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Doanh nghiệp “quen mặt' trúng loạt gói thầu tiền tỷ với tỉ lệ tiết kiệm gần bằng 0%
Tính chung, trong giai đoạn từ năm 2022 đến tháng 5/2024, Công ty Thanh Hà đã trúng 7 gói thầu tại UBND xã Thanh Vân, tổng giá trị trúng thầu hơn 49 tỷ đồng. Thế nhưng, tất cả gói thầu này đều được Công ty Thanh Hà trúng thầu sát giá, với tỉ lệ tiết kiệm cho ngân sách gần như bằng 0%.